Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Một phần của tài liệu Tiểu luận triết học: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn (Trang 28)

II I Phương hướng giải pháp cho thời gian tớ

4) Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Bệnh giáo điều: Bệnh giáo điều là khuynh hướng cường điệu lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn.

- Chỉ căn cứ trên câu chữ trong sách vở, không nắm bắt được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, áp dụng lý luận một cách cứng nhắc không tính đến điều kiện cụ thể, áp dụng kinh nghiệm người khác một cách rập khuôn máy móc

Tác hại của bệnh giáo điều là biến chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công thức xơ cứng, phiến diện, cản trở quá trình đổi mới thường xuyên CNXH hiện thực.

Bệnh kinh nghiệm: Là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận.

Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với kinh nghiệm sẵn có của bản thân, không chịu khó học tập lý luận, không tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác, xem thường gới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm và giáo điều là sự yếu kém về lý luận và thiếu hiểu biết thực tiễn, chủ nghĩa cá nhân.

Để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên "chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Những cán bộ ấy quên rằng, "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234). Thực chất là họ

không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234 - 235). "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 47). Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiên mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Bác Hồ đã từng nói "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung , cũng như không có tên" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 235). Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy. "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5 tr. 234). Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều. Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đính thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn, đóng vai trò soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn. Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn. Rõ ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải được hiểu là, thực tiễn - lý luận, lý luận - thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.

Vì vậy, để khắc phục bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm, cần phải tăng cường nghiên cứu, đổi mới công tác lý luận, tổng kết thực tiễn, từ bỏ lối nghiên cứu kinh

viện, gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường giáo dục nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, Đảng viên.

Tài liệu tham khảo:

1.Giáo trình triết học Mac- Lenin 2. Kinh tế chính trị

3. Tạp chí cộng sản

Một phần của tài liệu Tiểu luận triết học: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w