1. Đối với lãnh đạo nhà trường, với Ban đề án cấp trường:
- Cần phải thực hiện một cách khoa học từ việc xây dựng kế hoạch cho đến thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên làm tốt chức năng của mình.
- Theo dõi, có báo cáo kịp thời trong hội nghị Sơ,Tổng kết để rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động sao cho phù hợp với thực tế nhà trường.
- Công tác thi đua khen thưởng phải thực hiện kịp thời nhằm nhân rộng điển hình những cá nhân và tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2. Đối với giáo viên:
-Phải xem việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực. Tránh tình trạng giáo viên chỉ lo chuyên môn của mình mà lơ là trong việc phối hợp với nhà trường làm công tác giáo dục pháp luật;
-Là người cố vấn cho hoạt động của lớp, Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình lớp, phát huy năng lực của học sinh để tổ chức cho các em tham gia các sân chơi lành mạnh trên tinh thần tự giác, tự nguyện;
-Kịp thời uốn nắn, xử lí những hành vi vi phạm pháp luật của học sinh trên cơ sở có tình, có lí và có tác dụng giáo dục…
3. Đối với học sinh:
- Ngoài học văn hoá, các em phải biết tự giác tham gia các sân chơi lành mạnh về PBGDPL do nhà trường triển khai.
-Tình nguyện tham gia vào các câu lạc bộ giáo dục pháp luật.
-Phát huy sở trường của mình, càng ngày càng đổi mới, sáng tạo trong khi triển khai các nội dung giáo dục pháp luật.