Giải phát triển ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng 2006-2010 (Trang 28 - 34)

THÁP ĐẾN NĂM 2015 3.1 Quan điểm, phương hướng phát triển nông nghiệp

3.2 Giải phát triển ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng

Từ những phân tích về tình hình nông nghiệp, giải pháp về điều hành sản xuất: tiếp tục xây dựng các công trình thủy lợi, phục vụ mở rộng diện tích 3 vụ theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, bố trí cây trồng vật nuôi thích hợp, cần xác định quy hoạch vùng nuôi cá tra thương phẩm theo, thực hiện sản xuất gắn với tiêu thụ, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất.

− Về cây lúa: cần xây dựng lịch xuống giống năm 2009-2010 cụ thể trên cánh đồng sản xuất lúa 2 vụ và cánh đồng 3 vụ/năm phải đảm sau khi thu hoạch lúa Thu đông xong có thời gian xả lũ lấy phù sa để duy trì độ phì nhiêu cho đất, chỉ đạo sản xuất xuống giống theo lịch né rầy, khuyến cáo nông dân sử dụng lúa chất lượng cao, giống lúa thơm có giá trị cao, giống kháng sâu bệnh khuyến cáo nông dân không sản xuất giống IR 50404, OM 1490… Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm giá thành, tăng năng suất chất lượng, đầu tư kinh phí khuyến nông xây dựng 1 cánh đồng có từ 1 - 2 giống lúa chất lượng cao lúa thơm, lấy cánh đồng

Giồng Găng làm mô hình thí điểm để nhân rộng. Tiếp tục thực hiện dự án máy thu hoạch và máy sấy lúa của tỉnh, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển cơ giới hóa năm 2009-2010 trên địa bàn huyện, kiểm soát tình hình chặt chẽ sâu bệnh, chất lượng giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: khuyến cáo nông dân trồng một số cây hoa màu thích nghi với thổ nhưỡng, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tương đối ổn định, đối với những vùng gò cao sản xuất lúa kém hiệu quả tập trung đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, khuyến cáo trồng mè, lạc, khoai lang, bắp… Bố trí theo cơ cấu 2 lúa - 1 màu hoặc 1 lúa - 2 màu, chuyển giao các giống mới có năng suất cao, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến hướng tới đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất ở một số khâu nhất là khâu thu hoạch, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

− Về phát triển chăn nuôi: tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo bằng phương pháp lai tạo để nâng cao tầm vóc, năng suất chất lượng đàn vật nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đều tăng đàn, chính sách hỗ trợ 3 xã biên giới (chương trình 135) cho vay vốn dự án chăn nuôi (vốn quốc gia giải quyết việc làm) hỗ trợ con giống, tiêm phòng lỡ mồm - long móng trên trâu bò, heo gieo tinh nhân tạo, khuyến khích hộ chăn nuôi trồng cỏ, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi, chăn nuôi phải có chuồng trại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sát trùng tiêu độc định kỳ, thực hiện đầy đủ các đợt tiêm phòng để phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo hộ chăn nuôi heo lắp đặt túi biogas để sử lý chất thải và tận dụng chất đốt nhằm giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, nhân rộng các mô hình nuôi bò vỗ béo, heo sinh sản, nuôi gia cầm sạch gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, phát huy hiệu quả các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đầu tư hình thành điểm mua bán gia súc.

− Về nuôi trồng thủy sản: đầu tư khai thác có hiệu quả diện tích ao hồ, mặt nước hiện có để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định như: cá tra, rô đồng, cá lóc,… Khai thác tốt lợi thế mùa nước nuôi tôm nuôi cá trên đồng ruộng. Khuyến khích phát triển thủy sản gắn với vùng nuôi, đối với các hộ nuôi cá tra ngoài quy hoạch xử lý môi trường chưa đảm bảo, hiệu quả sản xuất thấp cần chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác thích hợp hơn, lợi dụng mùa nước lũ

để nuôi trong lồng bè, mùng cước với quy mô vừa và nhỏ, tận dụng thức ăn tại chỗ nhằm làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho gia đình. Ngoài ra các ngành chức năng các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiên quyết xử lý nghiêm khai thác các nguồn lợi thủy sản trái phép, sử dụng các ngư cụ bị cấm để khai thác, triển khai tập huấn sản xuất kinh doanh con giống, quản lý chất lượng con giống hạn chế sản xuất và kinh doanh con giống kém chất lượng.

Công tác khuyến nông khuyến ngư: tích cực triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến ngư quốc gia chương trình hỗ trợ của tỉnh và huyện phát triển sản xuất năm 2009-2010, đổi mới nội dung phương pháp chuyển giao khoa học công nghệ mới vào sản xuất, củng cố và nâng caohiệu quả hoạt động của khuyến nông viên, cộng tác viên bảo vệ thực vật, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu chuyển giao kỹ thuật trong huyện.

Giải pháp về vốn đầu tư sản xuất: huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn từ nhân dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, Tỉnh đầu tư và vốn huy động các thành phần kinh tế tham gia. Ưu tiên xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất theo cánh thức công nghiệp áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tạo ra hàng hóa chất lượng cao, giá thành hạ có khả năng cạnh tranh trên thị trường, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tập trung đầu tư phát triển cá đồng, cá tra, tôm càng xanh, gia súc gia cầm, lúa chất lượng cao…

Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm: củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, mở rộng các dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp làm đại diện ký kết với các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

− Tăng cường cập nhật thông tin trên mạng Internet, theo dõi báo, đài về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để định hướng cho người sản xuất.

− Thực hiện tốt các mô hình thí điểm về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản gắn với sản xuất & tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng đánh giá kinh nghiệm để nhân rộng.

Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trên địa bàn phù hợp với phát triển trọng điểm vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh từ những số liệu phân tích và nhận xét trên, tôi có một sồ kiến nghị sau:

Cần có sự liên kết 4 nhà trong lĩnh vực nông nghiệp mà trọng tâm là lĩnh vực lúa gạo mãi vẫn chỉ là những khẩu hiệu rất hay trong công tác tuyên truyền. Trên nguyên tắc Nhà nước là người đề ra qui hoạch qua chủ trương chính sách của mình, nhà nông tuân thủ và thực hiện các chính sách qua hoạt động canh tác, nhà khoa học là những chuyên gia nghiên cứu đất đai thổ nhưỡng, nghiên cứu các giống lúa và phương pháp canh tác thích hợp cho nông dân. Còn nhà buôn tức các doanh nghiệp là kết nối quan trọng nhất với nông dân vì họ phải bảo đảm đầu ra cho nông sản.

− Đối với Bộ Nông nghiệp: Nên hỗ trợ vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp như lúa, rau đậu, …

− Đối với Sở Nông nghiệp: Cần thường xuyên cử cán bộ có năng lực chuyên môn cao về hướng dẫn về cách trồng lúa, chỉ dẫn cho người dân hiểu biết các ứng dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông huyện, thí nghiệm các mô hình trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như lai tạo giống kháng sâu bệnh trên lúa, gieo tinh nhân tạo cho gia súc. Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi,…

− Đối với Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện: Cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho ngành nông nghiệp về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật. Đồng thời cung cấp và khuyến khích nông dân sử dụng các giống lúa kháng sâu bệnh, chất lượng gạo tốt, cho năng suất cao, nhằm tăng sản lượng trong những năm tới làm cho đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao hơn. Tuy nhiên để tăng giá trị sản lượng trên 1 ha diện tích đất canh tác, huyện cần chú trọng đến cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho hợp lý hơn.

Trạm khuyến nông huyện cần hướng dẫn kỹ thuật thâm canh của từng loại giống cây trồng, nghiên cứu khả năng phát triển, đặc tính của giống cây trồng. Hướng dẫn nông dân đạt hiệu quả cao nhất.

− Vận động nông dân sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng để cải tạo đất, nhằm giảm bớt phân hóa học, để từ đó đem lại lợi nhuận cao trong sản xuất.

− Cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi thời tiết, sâu bệnh để báo trước cho nông dân sẽ có biện pháp phòng trừ.

Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cho huyện. Thông tin thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực góp chuyên môn kỹ thuật để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp.

Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của địa phương như sản xuất 03 vụ, nuôi tôm trong mùa lũ, trồng ấu, trồng sen,…

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu vấn đề nông nghiệp của huyện Tân Hồng còn gặp những khó khăn nhất định do không được đi thực tế quan sát tận mắt, chỉ nghiên cứu những thông tin có liên quan về huyện thông qua các trang web. Vì vậy việc xây dựng nên bài nghiên cứu mang tính chất của một phạm vi nhỏ, quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Kết quả của việc nghiên cứu đã giúp chúng em hiểu được tình hình phát triển nông nghiệp của huyện: cây lúa là cây chủ lực của huyện Tân Hồng và tỉnh Đồng Tháp, và cũng là một trong những tỉnh thuộc vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đồng thời đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp (nhất là cây lúa). Vì vậy huyện luôn xác định coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đã tiến hành đầu tư khai thác, kết quả là đến nay huyện đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển từ một vụ lúa sang hai đến ba vụ, lượng lương thực không ngừng tăng cao qua các năm.

Chưa có điều kiện thực địa quan sát nên trong quá trình làm chúng em thật sự chưa có được những thông tin chính xác về tình hình cụ thể của từng ngành trong nông nghiệp, chưa đề ra được những yếu kém hay biện pháp thiết thức nhất thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nghiệp để tạo ra động lực cho phát triển toàn diện và bền vững. Rất mong bài nghiên cứu của chúng em được sự góp ý chân thành từ cô hướng dẫn, chúng em xin cám ơn!

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng 2006-2010 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w