Thu thập dữ liệu hay nói cách khác là công tác điều tra rừng, là công việc nặng nhọc và khó khăn. Do vậy công cụ thiết bị tiên tiến sử dụng trong công tác thu thập dữ liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ sức lao động, nâng cao độ chính xác. Ngoài ra các đội điều tra rừng thường phải làm lán ở trong rừng xa dân cư nên
Sau đây là một số loại dụng cụ thường được sử dụng trong công tác thu thập dữ liệu hiện nay.
-Dụng cụ đo đường kính thân cây thường được sử dụng gồm:
(1)Thước kẹp: Đo đường kính theo hai chiều vuông góc với nhau và lấy trị số bình quân .
(2) Thước dây: Dùng thước dây có ghi sẵn giá trị đường kính khi đo thân cây theo chu vi cây ở vị trí 1,3m. Đường kính được tính qua chu vi và được ghi sẵn lên thước để người sử dụng đọc trực tiếp giá trị đường kính cây;
(3) Một số dụng cụ khác được chế tạo theo nguyên lý hình học như thước Ruler, thước Relascope có thể đo được đường kính các phần trên cao của cây.
-Dụng cụ đo nhanh tổng tiết diện ngang thân cây/ha : Thước Bitteclich
-Dụng cụ đo chiều cao thân cây đứng thường được sử dụng gồm các nhóm : Thước sào khắc vạch đo trực tiếp (áp dụng cho các cây thấp dưới 10m) và các thước đo theo nguyên lý hình học hoặc lượng giác như thước Blume- leiss, thước Sunto, thước đo cao Christen
- Dụng cụ đo tăng trưởng đường kính (hoặc bề rộng vòng năm) thân cây: Khoan tăng trưởng, đục tăng trưởng.
-Dụng cụ đo chiều dài trong đo đạc tuyến, lập ô mẫu, thiết kế trồng rừng... phổ biến nhất là: Thước dây, các loại dây đo có độ dài và độ bền cần thiết. Ngoài ra một số nơi có điều kiện có thể dùng các máy đo quang học như địa bàn ba chân; máy bàn đạc, máy kinh vĩ... Những nơi có điều kiện có thể đo đạc các điểm bằng máy định vị vệ tinh GPS có độ chính xác cao, sau đó kết nối với máy tính có thể dễ dàng khoanh lô (polygon), tính chiều dài tuyến, tính diện tích lô trên máy.
-Các dụng cụ ghi chép-lưu trữ như: Bảng biểu điều tra in sẵn; sổ tay điều tra; cặp tài liệu; bút chì; bút mực; bút xóa; tẩy; thước kẻ; giấy bóng can; giấy kẻ ly; giấy quì thử độ pH đất; máy ảnh số; máy tính xách tay; ổ đĩa USB...
-Các dụng cụ đánh dấu: Cọc tiêu; cọc mốc; sơn đánh dấu...
-Các dụng cụ định vị-định hướng gồm Bản đồ địa hình; địa bàn; ống nhòm; máy định vị vệ tinh GPS...
-Dụng cụ phục vụ đi rừng thường được sử dụng như : dao phát; liều bạt; võng; thuốc chống muỗi vắt; thuốc phòng bệnh; lương thực thực phẩm đủ dùng trong thời gian dự kiến; dụng cụ nấu bếp…
-Các dụng cụ bảo hộ gồm quần áo giày tất đi rừng; áo mưa; chăn màn; võng...
-Các máy móc phục vụ công tác nội nghiệp như: Máy tính số học; Máy tính điện tử; máy quét ảnh; máy in màu (để in bản đồ, báo cáo); máy photocoppy...
-Các máy móc chuyên dụng khác như; Máy đoán đọc ảnh máy bay; máy vẽ bản đồ địa hình; bàn số hoá bản đồ; máy tính chuyên dụng; mạng máy tính ...
-Các phần mềm chuyên dụng để vẽ bản đồ, xử lý ảnh số và GIS như: Map/info; Micro/Station; ILWIS; Arc/View; Arc/GIS; ERDAS/IMAGINE...Các ảnh máy bay, ảnh vệ tinh có chất lượng cao của khu vực điều tra.