Viễn cảnh bão Mặt Trời tấn công hệ thống điện của thế giới

Một phần của tài liệu tìm hiểu về mặt trời và những ảnh hưởng của mặt trời lên trái đất (Trang 64)

1. Lõ

16.2Viễn cảnh bão Mặt Trời tấn công hệ thống điện của thế giới

Có thể kể tới một số minh chứng trong lịch sử loài người về tác động này. Thời cổ đại, người La Mã và Trung Quốc đã có những ghi chép mô tả lại hiện tượng cực quang - một phần của bão Mặt Trời. Tới năm 1940, hệ thống điện ở New England, New York, Quebec đều tê liệt bởi ảnh hưởng của bão từ.[13]

Mới đây nhất, ngày lễ tình nhân 14/2/2007 ở Trung Quốc đã không suôn sẻ bởi sự viếng thăm của một cơn bão từ nhẹ. Điều này đã làm gián đoạn hệ thống thông tin vô tuyến của nước này trong vài phút.[13]

Còn đối với cơ thể người, ảnh hưởng của bão Mặt Trời là nguy hiểm mà đôi khi chúng ta còn chưa để ý. Tia X từ bão Mặt Trời tác động trực tiếp tới hệ thần kinh và dịch thể bên trong chúng ta. Vào thời điểm bão hoạt động mạnh, người bình thường dễ trở nên căng thẳng, lo âu, hốt hoảng, hay cáu kỉnh, trí nhớ ngắn hạn đột nhiên kém đi, thậm chí cảm thấy đau đầu, buồn nôn, kiệt sức. Nguy hiểm hơn, người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.[13]

Ngoài ra, từ trường mạnh do bão Mặt Trời gây ra còn làm tăng lượng bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, đồng nghĩa với việc tia cực tím nhiều hơn, nguy hiểm hơn, làm tăng lên nhiều lần nguy cơ ung thư ở người.[13]

Với các sinh vật sống, bão Mặt Trời cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định. Nhiều giả thuyết cho rằng, những hiện tượng bất thường như cá, chim chết hàng loạt có một phần nguyên nhân dính dáng tới bão Mặt Trời.

Phần 3. KẾT LUẬN 1. Những kết quả đạt được.

Đề tài này đã chú ý tìm hiểu về Mặt Trời – một ngôi sao có nguồn năng lượng khổng lồ mang lại sự sống cho toàn nhân loại cũng như nguyên nhân vì đâu mà có nguồn năng lượng, hiện tượng xuất hiện các vết đen Mặt Trời là do đâu, nó ảnh hưởng như thế nào đến chu kỳ hoạt động của Mặt Trời và nó sẽ tác động như thế nào đối với môi trường xung quanh và những ảnh hưởng của Mặt Trời lên Trái Đất…. Tuy nhiên luận văn này không phải là tài liệu đầu tiên nói về Mặt Trời, nhưng tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho công tác giảng dạy của mình sau này, giúp cho các em học sinh thích tìm tòi, khám phá có cơ sở tài liệu về những vấn đề cơ bản của ngành thiên văn – dù hiện nay trên internet các thông tin này không thiếu, là nguồn thông tin giúp cho những ai yêu thích ngành thiên văn… Mục đích là vậy nhưng vì thời gian làm luận văn không dài, phương pháp học tập nghiên cứu mới bước đầu còn bỡ ngỡ nên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong nội dung không thể trách khỏi những thiếu sót và mắc phải nhiều hạn chế.

2. Hạn chế.

Trong hàng tỷ ngôi sao trên bầu trời thì tôi chỉ mới tìm hiểu kỹ và quan sát được Mặt Trời, cách trình bày luận văn đôi khi còn lủng củng, nhiều câu còn tối nghĩa. Còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ và cần bổ sung như: Làm sao để xác định chu kỳ trung bình của vết đen Mặt Trời là 28 ngày, cần tìm hiểu chu kỳ hoạt động của vết đen Mặt Trời có ảnh hưởng tới khí hậu hành tinh chúng ta không, nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?.... Với nhiều thiếu sót như vậy tôi mong rằng trong tương lai có thể được thì đó chính là hướng phát triển cho đề tài của mình. Ngoài ra còn phát triển thêm nhiều vấn đề nữa như các giả thuyết về sự hình thành vũ trụ, tìm hiểu thêm các hành tinh khác (sao chổi, thiên thạch, sao băng,..) trong Hệ Mặt Trời chứ không phải chỉ Mặt Trời,…để nó có thể trở thành một tài liệu hoàn chỉnh hơn và thật sự có ích hơn cho tất cả mọi người. Cuối cùng với hi vọng là sẽ có thật nhiều bạn sinh viên của các khoá sau cũng sẽ thích những đề tài như vậy để góp phần làm phong phú hơn cho nội dung của luận văn này nói riêng và lượng tài liệu của ngành thiên văn nói chung vì kiến thức thì không bao giờ cạn kiệt và ước muốn chinh phục của con người thì không bao giờ kết thúc.

DANH SÁCH BẢNG

3.1 Kết quả phân tích phổ vạch hấp thụ ... 18 3.2 Bảng thành phần hóa học của Mặt Trời ... 18

DANH SÁCH HÌNH

2.1 Mô hình cấu trúc Mặt Trời ... 6

2.2 Cấu trúc của Lõi Mặt Trời ... 8

2.3 Phản ứng tổng hợp hạt nhân ... 8

2.4 Vùng bí ẩn nằm trong khí quyển thấp của Mặt Trời ... 12

2.5 Hình ảnh minh họa ... 13

2.6 Phân tích chi tiết phổ vạch phát xạ ... 14

2.7 Hình ảnh mô phỏng từ trường Mặt Trời ... 16

4.1 Hình ảnh minh họa ... 22

6.1 Hình ảnh Mặt Trời lúc hoàng hôn ... 26

6.2 Sơ đồ đường truyền tia sáng Mặt Trời ... 26

6.3 Hình ảnh Mặt Trời lúc bình minh ... 26

6.4 Hình ảnh Mặt Trời màu xanh ... 27

7.1 Hình ảnh minh họa cho ánh sang Măt Trời ... 28

7.2 Biểu đồ thể hiện năng lượng Mặt Trời và bức xạ quang phổ trên bầu khí quyển và bề mặt ... 28

8.1 Sự chuyển động của tâm tỉ cự của Hệ Mặt Trời tương đối với Mặt Trời ... 31

10.1 Thần Mặt Trời Helios cưỡi xe ngựa hariot trong hình dung của người Hi Lạp cổ đại ... 35

10.2 Mô hình Mặt Trời với Mặt Trời ở tâm của Copernicus ... 37

11.1 Hình chụp Mặt Trời với ánh sang nhìn thấy được ... 39

11.2 Hình ảnh máy nước nóng ... 45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11.3 Tòa nhà sử dụng hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió ... 45

11.4 Pin Mặt Trời ... 46

12.1 Sơ đồ thời gian biểu tiến hóa của Mặt Trời và Hệ Mặt Trời ... 47

13.1 Mặt Trời mọc ... 49

13.2 Măt Trời lặn ... 50

14.1 Phân tích ánh sang Mặt Trời khi đến Trái Đất ... 52

15.1 Gió Mặt Trời ... 53

15.2 Plasma trong gió Mặt Trời gặp heliopause ... 54

15.3 Bão từ Trái Đất ... 55

15.4 Hiện tượng cực quang ... 55

16.1 Bão Mặt Trời ... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đình Noãn (chủ biên), Nguyễn Đình Xuân – Phan Văn Đồng – Nguyễn Quỳnh Lan, Giáo trình vật lý thiên văn.NXB Giáo dục.

[2]. Từ điển bách khoa Việt Nam (Tiếng Việt).

[3]. Bài viết về “Tương lai của Mặt Trời trong 7 tỉ năm nữa và sau đó” của thành viên Zatrach.

[4]. Khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời ngày càng lớn ( Báo cáo của các nhà nghiên cứu khoa học trường ĐHTH Bremen).

[5]. Trang web: http://en.wikipedia.org/wiki/The_sun

[6]. Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ánh_sáng

[7]. Trang web: http://en.wikipedia.org/wiki/Sunlight

[8]. Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_Trời

[9]. Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gió_Mặt_Trời

[10].Trang web:http://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ Mặt Trời

[11]. Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt Trời mọc

[12]. Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt Trời lặn

[13]. Trang web: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/159032/hiem-hoa-sieu-bao-mat-troi- --con-nguoi-da-chuan-bi-nhung-gi-.html

Một phần của tài liệu tìm hiểu về mặt trời và những ảnh hưởng của mặt trời lên trái đất (Trang 64)