Ubuntu
Như đã trình bày ở phần trên, hệ điều hành Ubuntu hiện tại đã cho ra đời phiên bản mới nhất là 12.10, tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này sẽ cài đặt phiên bản
Ubuntu 11.10 để làm môi trường triển khai website Joomla, vì đây là phiên bản được đánh giá là có tính ổn định cao và được kiểm duyệt cẩn thận của cộng đồng người dùng Ubuntu. Về mặt giao diện thì phiên bản Ubuntu 11.10 cũng giống với phiên bản mới nhất hiện nay là Ubuntu 12.10.
Bên cạnh việc lựa chọn phiên bản hệ điều hành Ubuntu, phiên bản mã nguồn mở Joomla được lựa chọn để thực hiện đề tài này là Joomla 2.5.8. Mã nguồn mở Joomla cho đến thời điểm này (thời điểm thực hiện đề tài) đã có phiên bản mới nhất là Joomla 3.0.2, tuy nhiên đây chỉ là phiên bản được khuyên dùng cho các nhà phát triển và những người dùng tiên phong, vì còn mang tính chất thử nghiệm và chưa có nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng Joomla. Còn phiên bản Joomla 2.5.8 là phiên bản cao nhất của dòng phiên bản Joomla 2.5.x, là phiên bản được khuyên dùng cho các website phổ biến hiện nay và đang được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng người dùng Joomla. Bên cạnh đó, các thư viện plugin, template, module,... cho dòng phiên bản Joomla 2.5.x cũng được các hãng phát triển cũng như cộng đồng người dùng Joomla cung cấp và hỗ trợ rất nhiều.
Sau đây, đề tài sẽ trình bày toàn bộ các bước tiến hành cài đặt một website doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở Joomla 2.5.8 trên hệ điều hành Ubuntu 11.10.
Trước khi tiến hành cài đặt, cần download mã nguồn đầy đủ của Joomla 2.5.8 theo đường dẫn sau đây:
http://downloads.joomlacode.org/frsrelease/7/7/2/77262/Joomla_2.5.8-Stable- Full_Package.zip
Hoặc có thể truy cập vào website http://joomla.org, sau đó chọn mục download, tiếp đến nhấp chọn vào phiên bản Joomla cần tải về, hình minh họa trực quan ở dưới đây:
Sau khi tải về gói mã nguồn phiên bản Joomla 2.5.8, giải nén tập tin
Joomla_2.5.8-Stable-Full_Package.zip ra để có bộ mã nguồn đầy đủ của Joomla 2.5.8. Tiếp theo, hãy đổi tên thư mục chứa mã nguồn Joomla 2.5.8 thành một tên ngắn gọn và dễ nhớ hơn, trong đề tài đã đặt tên cho thư mục chứa mã nguồn Joomla là
Tiếp theo, copy toàn bộ thư mục Joomla258 vào thư mục chứa các website của Apache theo đường dẫn /var/www :
Trước khi sang bước tiếp theo của quá trình cài đặt Joomla, một bước cần thiết nữa là tạo một cơ sở dữ liệu MySQL cho website Joomla bằng cách khởi tạo ứng dụng
MySQL Query Browser (ứng dụng này cần phải cài đặt trước khi sử dụng, vì không có sẵn trên Ubuntu 11.10) để thực hiện việc tạo cơ sở dữ liệu mới cho website Joomla258:
Từ cửa sổ lệnh của MySQL Query Browser, nhập vào câu lệnh tạo cơ sở dữ liệu:
create database joomla258
sau đó nhấp vào nút Execute để thực thi câu lệnh tạo cơ sở dữ liệu mới (tạm lấy tên cơ sở dữ liệu cho website Joomla là joomla258):
Sau khi câu lệnh trên được thực thi xong, chúng ta sẽ thấy một cơ sở dữ liệu mới được tạo ra với tên là joomla258, như hình dưới đây:
Bây giờ hãy mở trình duyệt web Mozilla Firefox lên và nhập vào đường dẫn
http://localhost/joomla258 để bắt đầu các bước cài đặt chính thức một website Joomla. Ở giao diện đầu tiên của quá trình cài đặt, Joomla cho phép người dùng lựa chọn một ngôn ngữ hiển thị cho quá trình cài đặt. Ở đề tài này, tôi đã chọn ngôn ngữ Vietnamese (Vietnam) cho quá trình cài đặt Joomla:
Tiếp theo, nhấn vào nút Next để sang bước kế tiếp. Ở bước này chỉ là một số kiểm tra các chức năng của hệ thống trước khi cài đặt tiếp, chỉ cần nhấp chuột vào nút
Tiếp Theo để tiếp tục cài đặt:
Ở bước tiếp theo này là các thông tin trong giấy phép sử dụng của mã nguồn mở Joomla, nên dừng lại ít phút và đọc thật kỹ để biết được các điều khoản sử dụng Joomla. Sau đó, nhấp vào nút Tiếp Theo để sang bước khác:
Bước tiếp theo này rất quan trọng, chính là bước cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu cho website Joomla. Các thông số cần nhập chính xác thì mới sang bước kế tiếp được:
- Tên máy chủ: localhost
- Tên đăng nhập: root
- Mật khẩu: chính là mật khẩu đã được tạo khi cài đặt MySQL
- Tên cơ sở dữ liệu: joomla258 (vừa tạo ở bước trước)
- Tiền tố bảng: có thể đặt một tên tùy ý (ở đây tôi lấy là jl258_).
Sau khi điền đầy đủ các thông tin kết nối cơ sở dữ liệu, nhấp vào nút Tiếp Theo
để sang bước khác. Ở bước này, Joomla cho phép thiết lập tài khoản FTP để đăng nhập vào web server quản lý các tập tin của website thông qua giao thức FTP, tuy nhiên có thể bỏ qua bước này vì đang triển khai website Joomla trên máy chủ web cục bộ localhost. Nhấp chọn nút Tiếp Theo để sang bước khác:
Bước tiếp theo này cũng rất quan trọng, là bước thiết lập các cấu hình chính cho website. Cụ thể như sau:
- Tên trang: nhập một tiêu đề cho trang web, chẳng hạn “Laptop PTC”
- Địa chỉ hòm thư điện tử: nhập địa chỉ hộp thư điện tử của người quản trị website, chẳng hạn “nguyenquochung5686@gmail.com”
- Tên đăng nhập quản trị: có thể để mặc định là admin hoặc nhập một tên khác nếu thấy cần thiết
- Mật khẩu quản trị: nhập một mật khẩu hợp lệ, chẳng hạng abc@123
- Xác nhận mật khẩu quản trị: nhập lại đúng mật khẩu vừa nhập ở ô trên
- Một thao tác cần thiết nữa, đó là cài đặt dữ liệu mẫu ban đầu cho website Joomla, bằng cách nhấp vào nút Cài đặt dữ liệu mẫu.
Sau đó, nhấp chuột vào nút Tiếp Theo để sang bước cuối cùng của quá trình cài đặt website Joomla:
Bước cuối cùng này, Joomlà sẽ thông báo việc cài đặt thành công, và nhắc nhở người dùng xóa thư mục cài đặt Joomla để đảm bảo tính bảo mật cho website, nhấp chuột vào nút Gỡ bỏ thư mục cài đặt để Joomla tự động thực hiện việc này. Nếu bỏ qua bước này thì chưa thể truy cập được vào website vừa cài đặt.
Như vậy, toàn bộ quá trình cài đặt một website bằng mã nguồn mở Joomla trên web server Ubuntu đã được thực hiện thành công.
Để truy cập vào website vừa cài đặt xong, hãy mở trình duyệt web lên và nhập vào đường dẫn:
http://localhost/joomla258
Giao diện mặc định của website Joomla 2.5.8 như hình dưới đây, để phát triển website theo ý của người dùng thì cần đăng nhập vào phần quản trị nội dung website và sử dụng các chức năng mà Joomla đã cung cấp. Hoặc đối với những lập trình viên PHP thì có thể chỉnh sửa mã nguồn của Joomla để có được một website theo ý của mình.
Để đăng nhập vào trang quản trị website, hãy mở trình duyệt web lên và nhập vào đường dẫn sau:
Giao diện trang chủ của hệ thống quản lý nội dung website Joomla như hình dưới đây:
Hệ thống quản lý nội dung website Joomla cho phép người dùng có thể làm mọi việc để phát triển một website doanh nghiệp theo ý muốn. Chẳng hạn như cài đặt, gỡ bỏ các module, plugin, template,... thay đổi ngôn ngữ hiển thị trên website; viết bài, xóa bài viết, chỉnh sửa bài viết; thêm trang mới, xóa hoặc chỉnh sửa trang mới,... quản lý người dùng, quản lý cập nhật mã nguồn và các module, plugin,...
Một số chức năng khi làm việc với Joomla:
Để thay đổi ngôn ngữ hiển thị cho website và ngôn ngữ hiển thị cho phần Quản trị nội dung của một website sử dụng mã nguồn mở Joomla, thực hiện theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Truy cập vào phần quản trị nội dung theo đường dẫn
http://localhost/joomla258/administrator, sau đó nhập chính xác User Name và
Password của người quản trị hệ thống (đã được thiết lập trong bước cài đặt Joomla), nhấn Enter hoặc nhấp chuột vào nút Login để đăng nhập vào phần quản trị.
+ Bước 2: Từ giao diện chính của trang quản trị hệ thống, nhấp chuột vào
Extensions, sau đó chọn Language Manager.
+ Bước 3: Từ giao diện của trang Quản lý ngôn ngữ, nhấp chọn nút Install Language
+ Bước 4: Từ giao diện của trang Cài đặt ngôn ngữ, nhập tên ngôn ngữ
Vietnamese vào ô Filter sau đó nhấp chuột vào nút Search để lọc ra ngôn ngữ tiếng Việt cần cài đặt
+ Bước 5: Đánh dấu vào ô vuông trước dòng chữ ngôn ngữ Vietnamese vừa lọc được, sau đó nhấp chọn nút Install để cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt cho website Joomla. Quá trình này sẽ diễn ra khá nhanh, tuy nhiên yêu cầu cần thiết là máy tính phải có kết nối Internet để có thể tải gói ngôn ngữ từ máy chủ của Joomla.
+ Bước 6: Lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt cho phần giao diện người dùng (front- end). Quay trở lại trang Quản lý ngôn ngữ (Language Manager), đánh dấu vào ô tròn trước dòng chữ Vietnamese (Vietnam), sau đó nhấp chuột vào nút Default
+ Bước 7: Lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt cho phần quản trị hệ thống (back-end). Nhấp chọn Installed-Administrator:
Đánh dấu vào ô tròn trước dòng chữ Vietnamese (Vietnam), sau đó nhấp chọn
Default:
Như vậy, các bước cài đặt gói ngôn ngữ tiếng Việt cho website Joomla đã thực hiện xong.
Dưới đây là hình ảnh của giao diện người dùng (Front-End) và giao diện quản trị hệ thống (Back-End) sau khi đã chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt:
Sau khi đã chuyển đổi ngôn ngữ của Joomla sang tiếng Việt, người dùng có thể đăng tải, cập nhật nội dung cho website một cách dễ dàng!
- Cài đặt VirtueMart (Bán hàng trực tuyến):
VirtueMart là một gói tiện ích mở rộng hỗ trợ tạo gian hàng trực tuyến trên các website mã nguồn mở Joomla, giúp người dùng quản lý sản phẩm, giỏ hàng trực tuyến một cách dễ dàng, và còn nhiều tính năng hữu ích khác cũng được tích hợp sẵn vào VirtueMart.
Trước hết, cần tải về gói cài đặt của VirtueMart (phiên bản mới nhất hiện nay là VirtueMart 2.0.14) từ trang chủ http://virtuemart.net hoặc tải trực tiếp theo đường dẫn sau đây:
http://dev.virtuemart.net/attachments/download/518/com_virtuemart.2.0.14_extract_fi rst.zip
Sau khi tải xong, giải nén tập tin com_virtuemart.2.0.14_extract_first.zip và sẽ thấy 2 tập tin là:
com_virtuemart.2.0.14.zip và com_virtuemart.2.0.14_ext_aio.zip
Để cài đặt VirtueMart vào website Joomla, truy cập vào trang quản trị hệ thống, sau đó vào mục Quản lý phần mở rộng để cài đặt VirtueMart (tương tự như cài đặt các gói mở rộng khác, như cài đặt gói ngôn ngữ tiếng Việt chẳng hạn.)
Để làm việc với VirtueMart trong Joomla, truy cập vào mục Mở rộng --> Chợ điện tử. Dưới đây là giao điện quản trị của VirtueMart:
Giao diện trang Danh sách các sản phẩm:
Giao diện trang quản lý Danh mục sản phẩm:
Giao diện các trang cấu hình VirtueMart: + Cấu hình chung:
+ Cấu hình thiết lập giao diện:
+ Cấu hình thiết lập phương thức thanh toán:
Giao diện trang Quản lý các tập tin đa phương tiện (ảnh, nhạc, video,...):
Qua một số thao tác thêm mới hoặc chỉnh sửa bằng hệ thống quản trị nội dung của Joomla, kết hợp với tính năng bán hàng trực tuyến của VirtueMart đã cài đặt thêm vào Joomla, tôi đã xây dựng thành công website bán hàng cho Công ty đầu tư và phát triển công nghệ PTC.
+ Giao diện trang chủ:
+ Giao diện khi lựa chọn danh mục Máy tính xách tay:
KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được
Đề tài “Xây dựng website cho doanh nghiệp bằng Joomla” đã được hoàn thành đúng thời hạn, thực hiện được những yêu cầu của đề tài: Tìm hiểu về mã nguồn mở; tìm hiểu hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu, các cách cài đặt và cấu hình các dịch vụ trên hệ điều hành Ubuntu; tìm hiểu về mã nguồn mở Joomla, cài đặt và xây dựng thành công website bán hàng về các sản phẩm công nghệ cho Công ty đầu tư và phát triển công nghệ PTC bằng mã nguồn mở Joomla và triển khai trên web server Ubuntu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn tận tình và chuyên nghiệp của thầy giáo T.S Phan Anh Phong, cùng với sự nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã hiểu cơ bản về hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu và nền tảng website mã nguồn mở Joomla, nắm bắt được các bước để xây dựng một website doanh nghiệp bằng mã nguồn mở Joomla. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng website, nhưng tôi đã cố gắng rất nhiều để xây dựng một website với đầy đủ những tính năng cơ bản của một trang web thương mại điện tử:
- Quản lý danh mục, bài viết, tin tức
- Quản lý sản phẩm, các phương thức mua hàng trực tuyến - Hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm
- Phân quyền truy cập và quản lý website - Quản lý giỏ hàng
- Lựa chọn loại tiền tệ sử dụng cho giá sản phẩm - Và một số tính năng khác
II. Hướng phát triển
Mong muốn của tôi là sẽ phát triển website này trở thành một website chuyên nghiệp hơn về cả tính năng cũng như giao diện người dùng, đáp ứng được mọi yêu cầu của một website thương mại điện tử hiện nay và cả trong tương lai.
Để có thể thực hiện được mong muốn trên thì tôi cần phải nghiên cứu nhiều hơn về ngôn ngữ lập trình web PHP, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, các nền tảng hỗ trợ về giao diện và tương tác dữ liệu như jQuery, JSON,... và đặc biệt là cần tham gia trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của cộng đồng người dùng Joomla tại các diễn đàn trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Hữu Khang, Lập trình web bằng PHP 5.3 và Cơ sở dữ liệu MySQL 5.1, NXB Phương Đông, 2010.
[2]. Nguyễn Công Minh, PHP và ứng dụng web nguồn mở, NXB Hồng Đức, 2011. [3]. Nguyễn Tuân, Tự học lập trình web với PHP trong 10 tiếng, NXB Văn hóa thông
tin, 2007.
[4]. Nguyễn Tấn Trường, Hướng dẫn thực hành PHP và MySQL (Toàn tập), NXB Thanh Niên, 2008.
[5]. Tô Thanh Hải, Từng bước làm chủ Ubuntu Linux, NXB Lao động - Xã hội, 2008. [6]. Phạm Văn Thư, Xây dựng và quản trị website chuyên nghiệp với Joomla, NXB