PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG 1 Điều kiện giải ngân

Một phần của tài liệu thẩm định khách hàng vay vốn (Trang 35 - 37)

1. Điều kiện giải ngân

Ngân hàng chỉ giải ngân khi:

(1) Công ty Cổ phần x bổ sung đầy đủ hồ sơ gồm có:

- Văn bản bổ nhiệm Kế toán trưởng.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương cấp (vốn điều lệ 55 tỷ đồng).

- Hợp đồng NK dây chuyền kéo sợi.

- Bản vẽ qui hoạch tổng thể nhà máy và các hợp đồng có liên quan.

(2) DN phải có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại KCN P (sổ đỏ).

Trường hợp chưa có, DN phải có văn bản giải trình trong đó nêu rõ lộ trình và kế hoạch cụ thể. Ngân hàng sẽ chỉ giải ngân sô tiền tương ứng với giá trị tài sản bảo đảm đã được đăng ký giao dịch bảo đảm. Số tiền còn lại, ngân hàng sẽ giải ngân khi (1) DN có sổ đỏ, (2) ký hợp đồng thế chấp tại ngân hàng.

(3) DN và NH hoàn thành thủ tục ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay (4) DN bỏ hết số vốn tự có vào dự án.

DN phải cung cấp các hóa đơn chứng từ và bằng chứng có liên quan đến việc DN đã bỏ vốn tự có vào dự án.

(5) DN xuất trình hoá đơn chứng từ, biên bản nghiệm thu, hồ sơ quyết toán (gọi tắt là các hóa đơn

chứng từ và văn bản liên quan)chứng minh được khối lượng và giá trị công việc đã thực hiện tuỳ theo từng khoản mục, cụ thể như sau:

Khoản

mục Nguyên tắc giải ngân

Công trình

xây dựng

Ngân hàng chỉ giải ngân số tiền còn thiếu theo hợp đồng, nhưng tổng giá trị hóa đơn đối với từng hạng mục toán không được vượt quá dự toán thiết kế cũng như giá trị nêu trong hợp đồng giao thầu.

Máy móc thiết bị

Ngân hàng giải ngân sau khi máy móc thiết bị đã được lắp đặt hoàn chỉnh (trước đó máy móc thiết bị đã được Phòng TĐ&QLTD định giá).

Trường hợp bên cung cấp máy móc thiết bị yêu cầu thanh toán trước khi lắp đặt, DN phải thỏa thuận được việc thanh toán sẽ chi ra làm nhiều giai đoạn. Phần ứng trước khi lắp đặt, DN phải sử dụng vốn tự có của mình.

Cán bộ tín dụng kiểm soát số tiền giải ngân đảm bảo tổng số tiền cho vay nhỏ hơn hoặc bằng 50% giá trị đầu tư dự án.

(6) DN cam kết không quan hệ tín dụng với Ngân hàng khác 2. Phương pháp quản lý tín dụng

2.1. Yêu cầu đối với chủ đầu tư

2.1.1. Cung cấp tài liệu và thông tin đầy đủ và thường xuyên

- DN phải cung cấp cho Ngân hàng đầy đủ hồ sơ về tài sản đảm bảo thế chấp tại ngân hàng, để Ngân hàng có căn cứ tính toán giá trị TSĐB theo đúng quy định hiện hành và hoàn thiện hồ sơ cho vay đối với DN.

- Chủ đầu tư cần báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện dự án và tình hình sản xuất kinh doanh tổng thể định kỳ 01 quý/lần.

- Công ty cam kết cung cấp cho Ngân hàng về tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện sản lượng, doanh thu hàng tháng, tình hình công nợ phải thu - phải trả để Chi nhánh phối hợp theo dõi quản lý.

- Công ty cam kết thông báo và cung cấp cho Ngân hàng những thay đổi trong mô hình tổ chức, các hợp đồng có liên quan đến dự án để tạo điều kiện cho Ngân hàng theo dõi và quản lý.

- Công ty cam kết cung cấp cho Ngân hàng các đơn đặt hàng sẽ sản xuất trong dự án của Công ty.

2.1.2. Chuyển toàn bộ doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại BIDV nghiệp mở tại BIDV

Công ty mở tài khoản tiền gửi tại NH và chuyển toàn bộ doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh vào tài khoản này.

2.1.3. Cam kết trả nợ bằng mọi nguồn huy động được

- Khi đến kỳ hạn trả nợ, nếu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và khấu hao chưa đủ trả nợ, Công ty phải cam kết trả nợ bằng các nguồn kể cả số dư tài khoản tiền gửi bằng VND và ngoại tệ của Công ty tại Chi nhánh Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

- Công ty phải có văn bản cam kết ưu tiên trả nợ phần vốn vay của Chi nhánh trước các nguồn vốn khác trong trường hợp nguồn thu từ dự án không đạt như kế hoạch dự kiến. Cam kết này phải được Hội đồng thành viên xác nhận và đồng ý.

2.1.4. Xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính cụ thể

- Chủ đầu tư lập kế hoạch sản xuất cụ thể.

- Chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch tài chính đảm bảo đủ nguồn tiền trả nợ ngân hàng, thường xuyên theo dõi lịch trả nợ.

2.2. Đề nghị đối với cán bộ tín dụng

- Cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện, sản lượng, doanh thu, tình hình công nợ phải thu - phải trả hàng quý của DN.

- Cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật thông tin chung về ngành, sự thay đổi giá cả và cung cầu hàng hóa trên thị trường.

3. Tài sản bảo đảm

- Tài sản gắn liền với đất tại KCNR - Dây chuyền máy móc thiết bị

- Quyền đòi nợ giá trị được thanh toán theo Hợp đồng kinh tế. - Hàng tồn kho.

Cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu thẩm định khách hàng vay vốn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w