NH4+ CH4 PO43 ; hàm lượng các thành phần này đều tăng dần theo độ sâu đạt

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu sự rửa trôi asen trong nước ngầm tại đồng bằng sông hồng (Trang 28)

PO43-; hàm lượng các thành phần này đều tăng dần theo độ sâu, đạt cực đại ở độ sâu -26m; hàm lượng As(III) trong nước ngầm ở khu vực này tỉ lệ thuận với các các sản phẩm của quá trình khử hòa tan khoáng sắt tinh thể: Fe2+

, NH4+, CH4, PO43- và tỉ lệ nghịch với hàm lượng As trên pha khoáng sắt tinh thể trong trầm tích. Chứng tỏ, quá trình khử hòa tan các khoáng sắt tinh thể chứa As làm rửa trôi As từ trầm tích vào nước ngầm trong tầng Holocene.

6. Nước ngầm ở tầng Pleistocene tại khu vực Nam Dư – Hoàng Mai – Hà Nội cũng bị ô nhiễm As ( nồng độ 0,5-1µmol/L), trong khi đó hàm lượng NH4+, CH4 trong tầng này rất nhỏ. Điều này chứng tỏ tại tầng Pleistocene không xảy ra quá trình khử khoáng sắt tinh thể kèm theo quá trình giải phóng As từ trầm tích vào nước ngầm giống như ở tầng Holocene. Thêm vào đó, so sánh sự phân bố As và các ion chính trong nước sông, nước ngầm tầng Holocene và nước ngầm tầng Pleistocene ở khu vực khai thác nước Nam Dư và không khai thác nước Vạn Phúc đã chỉ ra chính hoạt động khai thác nước ngầm với công suất lớn ở khu vực Nam Dư đã tạo ra sự chênh áp cưỡng bức khiến cho nước sông bổ cập vào nước ngầm và kéo theo sự rửa trôi As cũng như các thành phần linh động trong nước ngầm từ tầng Holocene xuống tầng Pleistocene. Khiến cho tầng nước ngầm Pleistocene vốn có nồng độ As thấp trở nên bị ô nhiễm As. Và như vậy, hoạt động bơm khai thác nước ở những khu vực ven sông nơi tầng Holocene bị ô nhiễm As trở nên không bền vững.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ sinh học nghiên cứu sự rửa trôi asen trong nước ngầm tại đồng bằng sông hồng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)