Một số giải pháp chủ yếu nâng cao tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đất đai nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 28)

- Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu Giá cả không ổn định.

4. Cây ăn quả

3.6.3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn

huyện Lục Ngạn

3.6.3.1. Sử dụng đất gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Bố trí hợp lý các vùng sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế tự nhiên kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.

3.6.3.2. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật canh tác theo hướng đầu tư chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Đầu tư chiều sâu trong sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng nâng cao GTSX, GTGT trên đơn vị diện tích canh tác, tăng hiệu quả đầu tư chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như giống, công nghệ sinh học, biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp. Đẩy mạnh thâm canh, phát triển đa dạng cây ăn quả, nâng cao năng suất, chất lượng, giữ vững thương hiệu sản phẩm vải thiều và cây ăn quả. Chú trọng đầu tư cho sản xuất lương thực.

3.6.3.3. Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách liên quan đến sử dụng đất

Xây dựng những cơ chế, chính sách giao đất cho các tổ chức kinh tế trong đó quan trọng nhất là định giá và ổn định giá thuê đất, chuyển nhượng đất sản xuất; mở rộng hạn điền trang trại, ổn định các vùng quy hoạch SX hàng hóa.

Đẩy mạnh tiến độ dồn điền đổi thửa tạo thuận lợi sản xuất trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.

Xúc tiến chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất theo chính sách của Nhà nước để phát triển lâm nghiệp.

3.6.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao TBKT; áp dụng quy trình SX theo tiêu chuẩn, đáp ứng các quy định về chất lượng sản phẩm của thị trường xuất khẩu.

3.6.3.5. Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi như: Các hồ đập nhỏ, các trạm bơm, ưu tiên vốn đầu tư cứng hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động cho vùng chuyên canh lúa và cây rau màu, cây ăn quả. Nâng cấp kịp thời hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã; hệ thống chợ; xây dựng và phát triển cơ sở chế biến bảo quản...

3.6.3.6. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm

3.6.3.7. Quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản

Hiện nay, một số thương hiệu nông sản của Lục Ngạn như vải thiều Lục Ngạn, nếp cái hoa vàng Phì Điền rất có uy tín và được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Những điển hình này cần được nhân rộng. Muốn làm được như vậy cần phải có sự quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các mặt hàng nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nông sản có thương hiệu, những sản phẩm này phải được phân phối rộng rãi ở các hệ thống chợ, siêu thị và được bán với chính sách giá cả hợp lý. Bao bì sản phẩm ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm về nguồn gốc xuất xứ thì mẫu mã bao bì đẹp, thu hút cũng tạo được sự yêu thích và tin tưởng của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đất đai nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)