Cài đặt Access Point TP-Link TL-WR740N

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mạng không dây GV vũ quốc oai (Trang 32)

Lắp đặt AP

Việc thực hiện lắp đặt thiết bị AP tương tự như router, để lắp đặt AP ta thực hiện các bước sau: Dùng 1 sợi cáp mạng cắm từ máy tính đến AP ở cổng LAN và cắm 1 sợi cáp mạng từ cổng LAN của router đến cổng WAN của AP sau đó cắm nguồn và khởi động AP bắt đầu thiết lập.

Thiết lập AP

Giao diện sau khi đăng nhập

Để thiết lập kết nối từ AP đến Router ta chọn Menu Network WAN Tại mục WAN Connection Type chọn Static IP

Ở đây có 2 cách để cài đặt:

Một là: dùng chế độ tự động phát hiện ip và thiết lập thông số của AP, để sử dụng chế độ này ta vào nút Detect lúc này AP sẽ tự động dò để cập nhật cấu hình từ Router cấp.

Hai là: cài đặt bằng tay bằng cách nhập các thông số như bên dưới.

Subnet Mask: 255.255.255.0

Default gateway: 192.168.1.1

MTU Size: 1500 Primary DNS: 8.8.8.8

Secondary DNS: 8.8.4.4

Sau đó nhấn Save để lưu các thông số đã cài đặt.

Cài đặt địa chỉ IP trong mạng LAN: ta làm theo các bước từ menu Network LAN sau đó đặt địa chỉ ip truy cập AP là 192.168.0.1.

Ta làm theo các bước sau từ menu Wrireless Wrireless Settings. Ở mục Wrireless Network Name ta đặt tên là: cafe_vuon

Region: Viet Nam Chanel: 4

Tích vào hai ô Enable Wireless Router Radio và Enable SSID Broadcast sau đó lưu lại và khởi động AP sau khi khởi động xong các thiết bị không dây sẽ thấy tên Wireless.

Đặt chức năng DHCP

Tại menu DHCP ta chọn DHCP Settings ở mục DHCP Server chọn Enable. Start IP Address và End IP Address ta chọn địa chỉ ip muốn bắt đầu là 192.168.0.10 và kết thúc 192.168.0.254 địa chỉ ip từ 192.168.0.2 đến 192.168.0.9 sẽ dùng để mở rộng mạng WLAN khi cần thiết.

Ở mục Default Gateway: ta nhập 192.168.0.1.

Mục DNS và Secondary DNS ta lần lượt nhập là 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Sau đó lưu và khởi động lại AP.

Đặt WDS cho các AP còn lại

Đầu tiên ta thực hiện các thiết lập cơ bản gồm nối cáp từ cổng LAN của AP 2 sang cổng LAN của máy tính. Sau đó thực hiện các cài đặt đổi địa chỉ IP cho AP từ 192.168.0.2 đến 192.168.0.5 cho từng AP 2 3 4 5. Lúc này các AP trong trạng thái độc lập và không liên kết gì với nhau, từ trình duyêt web ta gõ 192.168.0.1 để truy cập vào AP 2.

Tại menu Network ta chọn LAN đến cài đặt địa chỉ IP truy cập AP 2 là 192.168.0.2 sau đó lưu và khởi động lại AP 2 (đối với các AP còn lại tương tự).

Sau khi đã khởi động xong ta gõ địa chỉ IP của AP 2 vừa đặt lại là 192.168.0.2 để tiếp tục cài đặt WDS.

tên là cafe_vuon để trùng với AP ban đầu tác dụng của phần này tương tự việc roaming. Khi người dùng di chuyển xa khỏi vị trí AP gốc thì thiết bị sẽ tự động chuyển sang AP gần nhất để giúp cho việc kết nối không bị ngắt quãng.

Region chọn Viet Nam

Phần Channel ta đặt số 4 dựa trên AP ban đầu, tác dụng phần này giúp cho các thiết bị kết nối nối sẽ không bị đổi kênh gây ra việc mất roaming giữa thiết bị với AP. Các mục còn lại giữ nguyên.

Tiếp theo ta tích chọn vào Enable WDS Bridging để bắt đầu thực hiện kết nối WDS với AP gốc.

Phần này có 2 cách cài đặt một là: nhập các thông số bằng tay vào các ô SSID BSSID Password trong đó SSID là tên của AP gốc cafe_vuon và BSSID là địa chỉ LAN MAC của AP gốc mục password đặt trùng với password của AP gốc, phần này có tác dụng xác nhận kết nối WDS.

Cách hai là sử dụng chế độ tự phát hiện AP

Bằng cách nhấn vào nút Survey và đợi trong vài giây để AP tìm và trả về các kết quả, ta xác định AP gốc bằng tên của AP đó và địa chỉ LAN MAC sau đó nhấn connect để đưa vào ô cài đặt

Sau khi nhấn connect các thông số sẽ được tự động điền vào mục SSID và BSSID ở mục key type: ta chọn kiểu WPA – PSK/WPA2 – PSK

Phần Password ta điền là cafevuon để giúp cho việc WDS đến AP gốc được xác nhận.

Tiếp theo ta tắt chế độ cấp DHCP cho AP này vì AP gốc đã bật DHCP nên ta phải tắt để tránh tình trạng cấp trùng IP giữa các AP gây ra rớt mạng.

sau đó tiếp tục đặt lại mật khẩu truy cập cho AP hiện tại là cafevuon và thay đổi thông tin user đăng nhập (tương tự việc thay đổi mật khẩu của AP gốc). Sau đó lưu và khởi động lại AP 2 lúc này ta sẽ thấy được trạng thái thông báo WDS của AP ở menu Static là Run.

Cài đặt thành công.

* Ghi chú: Việc cài đặt WDS cho các AP còn lại sẽ diễn ra giống AP 2.

Quản lý truy cập thông qua MAC

Hiện nay hầu hết các thiết bị AP đều hỗ trợ truy cập thông qua địa chỉ MAC của thiết bị truy cập, việc này giúp tránh được các truy cập trái phép hoặc tấn công hệ thống mạng nội bộ. Các thiết bị AP luôn được update software thường xuyển để tránh các vấn đề trên.

Để sử dụng chức năng này, từ trình duyệt web ta gõ 192.168.0.1 để truy cập AP gốc ta chọn menu Wireless đến Wireless MAC Filtering và Chọn Enabled để khởi động chức năng quản lý này, ở đây sản phẩm TP-Link có hỗ trợ kiểu lọc địa chỉ MAC cho phép hai kiểu truy cập khác nhau:

không được truy cập

Hai là: Các user có trong danh sách sẽ bị cấm truy cập, các user không nằm trong danh sách sẽ được truy cập.

Thêm một bảng ghi vào danh sách lọc MAC ta chọn Add New…

Sau đó nhập địa chỉ MAC cần quản lý vào ô MAC Address mục Descripton ta nhập thông tin mô tả chẳng hạn như người này dùng “trái phép” và lưu lại. Để gỡ bỏ hay chặn địa chỉ MAC cho 1 thiết bị đã có sẵn ở mục Status ta chọn Enabled hoặc Disabled

Để xác định được thiết bị nào đang kết nối đến AP ta có thể xem phần Wireless Statistics để biết được địa chỉ MAC và tên thiết bị.

Việc quản lý băng thông giúp cho hệ thống tránh được vấn đề ngẽn mạng internet, giúp hệ thống hoạt động ổn định tránh quá tải.

Từ mục quản lý AP gốc ta bắt đầu chọn mục Bandwidth Control Control Settings tích vào Enable Bandwidth Control để khởi động chức năng này và nhập các thông số hiện tại của gói cước internet đăng ký với nhà mạng.

Tiếp theo ta chọn Menu Rules List

Sau đó chọn Add New…

Để quản lý toàn bộ băng thông ta tích vào ô Enable sau đó chọn dãy IP cần quản lý băng thông từ 192.168.0.6 đến 192.168.0.254.

Cài đặt tốc độ tối thiểu và tối đa cho dãy IP thông số ở đây là: Tốc độ tải lên tối thiểu và tối đa là là 512Kbps/1Mbps

Tốc độ tải xuống tối thiểu và tối đa là 1Mbps/3.6Mbps

Việc quản lý hoàn tất khởi động lại AP gốc và tất cả các AP còn lại.

Tại phần này ta nhập tên user hiện tại là “admin” và mật khẩu là “admin” sau đó nhập lại tên đăng nhập mới, nên đặt là “admin” cho dễ nhớ và mật khẩu đăng nhập mới có độ dài tối đa là 14 ký tự, không gồm ký tự trắng. Cuối cùng Save và khởi động lại AP.

Kết quả nghiên cứu Đánh giá về chi phí:

Để hoàn thành một hệ thống mạng WLAN trong bài, khách hàng chỉ đóng khoảng 1.800.000VNĐ. Cụ thể, giá AP là 320.000x5=1.600.000, thiết bị router được nhà cung cấp dịch vụ miễn phí, và các phụ phí khác.

Đánh giá về khả năng ứng dụng

Qua bài báo cáo trên đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu mong muốn từ doanh nghiệp cụ thể:

Hệ thống mạng được triển khai nhanh ít tốn kém với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất giá thành mỗi thiết bị.

Với khả năng xuyên tường tốt cũng như hạn chế được độ nhiễu sóng từ các thiết bị khác nên người sử dụng có thể truy cập internet ở bất kỳ nơi nào trong phạm vi quán cafe.

Mô hình mạng được thiết kế dưới dạng hình sao đảm bảo khả năng mở rộng cao, có tính ổn định cao ít gặp sự cố ngẽn mạng. Ngoài ra, hệ thống có thể kết hợp với mạng LAN.

Với các thiết bị được sử dụng sản phẩm của TP-Link, một trong những nhà cung cấp thiết bị WLAN số 1 thế giới nên chất lượng dịch vụ trong các sản phẩm cao, thiết bị có nhiều tính năng quản lý tốt như công nghệ bảo mật WPA/WPA2 các bảng update software được cập nhật thường xuyên trên trang chủ nhằm mang lại sự an toàn cho doanh nghiệp. Giá cả thiết bị phù hợp với túi tiền người dùng, độ bền cao đi kèm với đó là tốc độ được cải thiện hơn.

Thiết kế và các giải pháp cho mạng không dây, NXB Giao thông vận tải, Nguyễn Nam Cường

- Giáo trình Bảo mật WLAN, Trường Đại học Duy Tân, Đặng Ngọc Cường. - Giáo Trình WLAN, Trung tâm đào tạo quản trị mạng Athena.

- Chuẩn IEEE 802.11, Nguồn Wiki http://en.wikipedia.org/wiki/IEEE_802.11 - Và một số khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu mạng WLAN

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mạng không dây GV vũ quốc oai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)