Lễ hội làng Chèm

Một phần của tài liệu Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình làng chèm (Trang 26 - 27)

Hội Chèm diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính. Các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại Đình Chèm. Nói là hội Chèm, song đây không phải là hội của duy nhất làng Chèm, mà kỳ thực là của một cụm làng ven sông Hồng, vì ngoài làng Chèm còn có các làng Liên Mạc, Hoàng Mạc cùng tham gia với tư cách là hai làng em. Đáng xem nhất là lễ rước nước sáng ngày 15, có ba con thuyền rồng của ba làng bơi ra giữa sông Hồng múc nước sông đổ vào chĩnh rồi biểu diễn

Đây là dấu vết của tín ngưỡng thờ nước của người thời cổ. Đám rước cũng có nhiêu nghi thức cổ truyền đáng để các nhà văn hoá học và dân tộc học quan tâm nghiên cứu. Và cuối cùng tại hội này còn có cuộc thi thả chim bồ câu, các đàn chim bồ câu được thả cho bay lên trời, thường là cao tới vài ngàn mét và nếu đạt được những quy định thì sẽ được giải.. Đình Chèm không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính mà nó còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài, đức có công dẹp giặc cứu nước

Làng Chèm còn có những nhân vật quý nhân của đất Việt như Lý Ông Trọng - người từng chặn tát dòng sông Cái, bắt kỳ được con giải để thịt tế mẹ. Khi Ông Trọng được chọn cùng các quý vật đem cống Tần Thuỷ Hoàng, ông đã giúp Tần Vương dẹp tan giặc Hung nô nên được gả công chúa. Bà công chúa ấy theo chồng về ở làng Chèm cho tới khi mất. Lý Ông Trọng trở thành Thành hoàng của làng. Trong thánh phả nước Việt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng.

Một phần của tài liệu Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình làng chèm (Trang 26 - 27)