4. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. Đặc điểm hình thái
3.3.1.1. Mai và yếm
Mai màu vàng, trên mỗi tấm có những đốm đen hình dạng khác nhau. Mai phồng, vùng sống lưng hơi phẳng, có bờ trước và sau hơi cong lên. Có năm tấm dọc sống lưng gọi là tấm sống (V). Hai bên là tấm sườn (C) mỗi bên có bốn tấm. Các tấm sống, tấm sườn không lõm. Tấm sống thứ nhất rộng bằng dài, hình năm cạnh; tấm sống thứ hai, bốn rộng hơn, dài, gần bằng tấm sườn tương ứng. Tấm gáy (N) hẹp, dài. Có hai tấm trên đuôi (Sc). Ngoài ra, trên mai RNV còn có các tấm bìa (M).
Hình 3.10. Mai RNV
N: tấm gáy, M1- Mn: tấm bìa, V1- V5: tấm sống, C1- C4: tấm sườn, Sc: tấm trên đuôi.
Tấm yếm dài, hẹp ngang, phần trước gần phẳng, phần sau lõm hình chữ v. Yếm màu vàng, đôi khi có những vệt đen. Có bản lề yếm (Pg). Yếm gồm có: tấm nách (ax), tấm bẹn (in), hai tấm gọng (G), hai tấm ngực (P), hai tấm bụng (Ab), hai tấm đùi (F), hai tấm hậu môn (An), tấm dưới bìa (Im).
Mai và yếm không khép kín, yếm khuyết.
Hình 3.11. Yếm RNV
G: tấm họng, H: tấm cánh tay, P: tấm ngực, Ab: tấm bụng, F: tấm đùi, An: tấm hậu môn, Im1- Im4: tấm dưới bìa, ax: tấm nách, In: tấm bẹn, Pg: bản lề
yếm. 3.3.1.2. Đầu
Đầu màu vàng. Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Trên đầu có một cặp tấm trước và một cặp tấm trán. Phía sau đầu phủ những tấm bé.
Hình 3.12. Đầu RNV
3.3.1.3. Chân, đuôi
Chân rùa hình trụ, bàn chân chắc khỏe, ngón chân không có màng da. Chân trước có vảy lớn xếp như ngói lợp, bờ ngoài nhọn. Phía sau đùi có những vảy phẳng và rộng. Chân trước có năm móng, chân sau có bốn móng. Đuôi ngắn hơn mai.
3.3.1.4. Dị hình chủng tính
Cá thể đực có đặc điểm: yếm lõm, đuôi dài và cứng. Cá thể cái có đặc điểm: yếm phẳng, đuôi ngắn và mềm.
Cá thể cái có vuốt chân sau cong hơn cá thể đực giúp chúng đào tổ trong mùa sinh sản.
Hình 3.14. Yếm RNV đực Hình 3.15. Yếm RNV cái 3.3.2. Tập tính hoạt động
Ngoài tự nhiên, ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô RNV có tập tính trú khô, chúng nằm lì trong bụi và không ăn, sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn [2], chứng tỏ đây là loài sống ưa ẩm.
Theo dõi và quan sát RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh, chúng tôi thấy RNV hoạt động chủ yếu vào 18 đến 19 giờ. Ban ngày chúng thường trú ẩn dưới các hốc đá chỉ khi cho ăn chúng mới chui ra. Sau khi ăn xong chúng lại chui vào nơi trú ẩn.Vào các ngày mưa, chúng hoạt động khá nhiều.
3.4. Đặc điểm dinh dưỡng của RNV trong điều kiện nuôi tại Trạm ĐDSH MêLinh MêLinh
3.4.1. Thành phần thức ăn và thức ăn ưa thích
Theo các tài liệu nghiên cứu, RNV là loài ăn tạp, thức ăn trong tự nhiên của chúng là hoa quả, rau xanh, nấm, ốc sên, giun đất [2].
Trong điều kiện nuôi nhốt chúng tôi làm thực nghiệm với một số loại thức ăn, phần lớn là các loại thức ăn thừa, có sẵn ở trong trạm như: lá non của cây trạng nguyên, cơm nguội, rau và quả thừa (rau muống, vỏ dưa hấu), cỏ, giun đất, quả vả. Ngoài ra chúng tôi còn bổ sung thêm hoa quả như: chuối chín, táo tây chín, đu đủ chín, lê. Trong quá trình làm thực nghiệm chúng tôi thấy chúng thích ăn nhất là các loại hoa quả ngọt, đặc biệt là chuối. Ngoài ra, chúng còn ăn rau xanh như: rau muống hoặc lá non của cây trạng nguyên, cơm nguội. Đối với loại thức ăn là cỏ RNV có ăn nhưng rất ít, còn phần lớn chúng sử dụng làm tổ. Khi cho RNV ăn giun đất, quả vả chúng không ăn.
Hình 3.16. RNV ăn chuối Hình 3.17. RNV ăn rau muống
3.4.2. Nhu cầu và khối lượng thức ăn
Theo Sách Đỏ Việt Nam và các tài liệu nghiên cứu [31], RNV hoạt động mạnh vào mùa mưa và là loài ưa ẩm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khối lượng thức ăn của 16 cá thể RNV (8 cá thể cái, 8 cá thể đực) trong 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX vì đây là thời điểm khí hậu nóng,
ẩm và cũng là thời điểm hoạt động mạnh của RNV. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và được thể hiện ở biểu đồ 3.1.
Bảng 3.3. Nhu cầu và khối lượng thức ăn của RNV trưởng thành
Trung bình khối lượng thức ăn tiêu thụ (PgTA/ cá thể/tháng) Loại thức
ăn Tháng V Tháng VI Tháng VII Tháng VIII Tháng IX
Cá thể đực Cá thể cái Cá thể đực Cá thể cái Cá thể đực Cá thể cái Cá thể đực Cá thể cái Cá thể đực Cá thể cái Chuối, rau muống 1396,0 1347,5 419,7 409,2 545,0 462,5 1102,5 457,5 406,3 443,8 123,6 130,1 40,0 37,4 53,9 41,1 111,9 39,9 40,3 38,0 RTA % /1g cơ thể/tháng
Biểu đồ 3.1. Nhu cầu thức ăn đối với 1g cơ thể trong một tháng của RNV (Indotestudoelongata) từ tháng V/2010 đến tháng IX/2010.
123.6 40.0 53.9 111.9 40.3 130.1 37.4 41.1 39.9 38.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 V VI VII VIII IX Tháng N h u c ầ u t h ứ c ă n ( RT A % ) Đực Cái
Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
RNV đực trưởng thành có khối lượng thức ăn (PgTA) đối với một cá thể trong một tháng tăng cao vào tháng V (1396,0g), tháng VIII (1102,5g) và giảm vào các tháng VI (419,7g), VII (545,0g), IX (406,3g).
Nhu cầu thức ăn (RTA%) đối với một gam cơ thể trong một tháng của RNV đực trưởng thành cao nhất vào tháng V (123,6%), tiếp đến là tháng VIII (111,9%), thấp nhất là tháng VI (40,0%).
Khối lượng thức ăn (PgTA) trong một tháng của RNV cái tăng cao vào tháng V (1347,5g) giảm vào các tháng tiếp theo cũng tương tự cá thể đực.
Nhu cầu thức ăn (RTA%) đối với một gam cơ thể trong một tháng của
RNV cái trưởng thành cao nhất vào tháng V (130,1%), thấp nhất vào tháng VI (37,4%).
Như vậy, ở RNV trưởng thành có khối lượng thức ăn (PgTA) đối với
mỗi cá thể trong một tháng và nhu cầu thức ăn (RTA%) đối với một gam cơ
thể trong một tháng tăng cao vào tháng V. Đây là tháng có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao (t0TB là 28,60C, HRTB là 81%). Mặt khác, tháng này chuẩn bị vào mùa mưa, thời điểm phù hợp với hoạt động của RNV. Hơn nữa, tháng V là tháng chúng tôi chuẩn bị nghiên cứu về dinh dưỡng của RNV nên chúng được cho ăn đầy đủ hơn so với các tháng trước.
Mặc dù chúng tôi vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn, nhưng đến tháng VI lượng thức ăn tiêu thụ và nhu cầu thức ăn lại giảm so với tháng V. Sở dĩ như vậy, là do tháng này điều kiện thời tiết khô nóng, nhiệt độ tăng cao, t0TBlà 30,50C (cao nhất trong các tháng nghiên cứu), nhiệt độ cao nhất trong tháng là 400C, HRTB là 78%.
Đến tháng VII, lượng thức ăn tiêu thụ và nhu cầu thức ăn của RNV lại tăng cao hơn so với tháng VI, do điều kiện thuận lợi hơn (t0TBlà 280C), nhiệt độ cao nhất trong tháng VII là 390C, HRTB là 75%.
Tháng VIII điều kiện thời tiết vẫn ấm và ẩm, thuận lợi cho RNV. Do đó, lượng thức ăn của cá thể đực (1102,5g) vẫn tăng cao hơn so với tháng VII. Song ở RNV cái, lượng thức ăn tiêu thụ ở tháng VIII (457,5g) lại thấp hơn so với tháng VII (462,5g).
Tháng IX, lượng thức ăn tiêu thụ của RNV đều giảm xuống, nhu cầu thức ăn cũng giảm. Nguyên nhân có thể là do điều kiện nhiệt độ xuống thấp hơn (t0TBlà 28,40C, HRTB là 82%). Mặt khác, tháng IX là tháng chuẩn bị vào mùa sinh sản của RNV nên chúng tập trung cho giao hoan, chỉ ăn tập trung vào một số ngày.
Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho thấy khối lượng thức ăn (PgTA) đối với một cá thể trong một tháng và nhu cầu thức ăn ở RNV đực nói chung lớn hơn RNV cái. Nhu cầu thức ăn biến đổi theo hướng tăng giảm không đồng đều ở cả hai giới.
Vào tháng V, tháng chuẩn bị vào mùa mưa nhu cầu thức ăn của cá thể đực thấp hơn cá thể cái. Nhưng ở các tháng VI, VII, VIII, IX nhu cầu thức ăn của cá thể đực lại cao hơn cá thể cái. Tháng IX là giai đoạn chuẩn bị vào mùa sinh sản của RNV (tháng X-XI) có thể thấy nhu cầu thức ăn của RNV thấp, song cá thể đực vẫn cao hơn cá thể cái. Nguyên nhân có thể là do giai đoạn này chúng ít chú ý đến ăn uống mà chủ yếu là tập trung tìm bạn ghép đôi giao hoan. Để giải thích rõ ràng về vấn đề này cần có thời gian nghiên cứu để có những kết quả mang tính chu kỳ.
KẾT LUẬN
1. Sự phân bố
RNV phân bố khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng phân bố ở cả ba miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam. Ở miền Nam có nhiều địa điểm có RNV nhất, sau đó là miền Bắc và cuối cùng là miền Trung.
Hiện nay, RNV còn rất ít trong tự nhiên. Phần lớn số lượng RNV còn lại phân bố chủ yếu ở trong các VQG, các KBT có địa hình đồi núi thấp. RNV đều sống ở trên cạn, những nơi có độ cao tương đối thấp dưới 1000m. Chúng sống trong các khu vực có thảm thực vật che phủ: rừng tự nhiên, rừng tre nứa, rừng lau, trên đồi cao có cây phủ, sườn núi...Hiện nay, do môi trường sống bị phá huỷ nên chúng còn chuyển sang sống ở các vườn cây ăn quả, nương rẫy, rừng trồng.
2. Thực trạng bảo tồn ngoại vi RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh
Các cá thể RNV trong Trạm vẫn chưa được đảm bảo về nguồn dinh dưỡng cũng như điều kiện chăm sóc. Chúng vẫn chưa được cung cấp đầy đủ thức ăn ưa thích và vẫn tự chống chịu với điều kiện khắc nghiệt vào mùa đông lạnh của miền Bắc Việt Nam.
3. Đặc điểm hình thái và tập tính hoạt động của RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh
* Đặc điểm hình thái:
Mai thuôn dài, có màu vàng và thường có các đốm đen ở mỗi tấm mai. Vài cá thể có mai hơi đen với viền màu nâu nhạt ở mỗi tấm mai. Đầu màu vàng thẫm. Yếm màu vàng với các đốm đen.
Cá thể đực có đặc điểm: đuôi dài, cứng, yếm lõm. Cá thể cái có đặc điểm: đuôi ngắn, mềm hơn cá thể đực, yếm phẳng.
So sánh màu sắc mai của các cá thể RNV trong Trạm ĐDSH Mê Linh chúng tôi thấy RNV trong điều kiện nuôi có mai không đẹp như RNV ngoài tự nhiên.
* Tập tính hoạt động
RNV hoạt động chủ yếu vào mùa mưa. Trong một ngày chúng hoạt động chủ yếu vào buổi chiều tối từ 18 giờ đến 19 giờ. Vào các ngày mưa, chúng ra ngoài hoạt động rất nhiều.
4. Dinh dưỡng
RNV là loài ăn tạp. Chúng ăn hoa quả, rau xanh, nấm, ốc sên, giun đất, cỏ. Ở trong điều kiện nuôi nhốt chúng chỉ ăn: các loại hoa quả ngọt (chuối chín, dưa hấu, đu đủ chín, lê, táo), rau muống, lá non cây trạng nguyên, cơm nguội nhưng thích nhất là chuối chín và đu đủ chín.
Nhu cầu và khối lượng thức ăn của RNV chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết và đặc điểm sinh lí của cơ thể.
KIẾN NGHỊ
Trạm ĐDSH Mê Linh cần được nhiều đề tài hỗ trợ kinh phí để đảm bảo điều kiện bảo tồn ngoại vi RNV trong môi trường nhân tạo gần với môi trường sống thích hợp của chúng trong tự nhiên.
Chuồng nuôi cần rộng, cấp thoát nước thuận tiện, không bị nhiễm bẩn. Trong một chuồng nuôi không nên nhốt quá nhiều cá thể, nền đất trong chuồng nuôi phải mềm và ẩm để RNV có thể đào ổ đẻ trứng. Ngoài ra, có thể tạo các hang nhỏ để chúng trú ẩn. Vào mùa đông có thể sử dụng lò sưởi điện giúp rùa tránh rét.
Cần chăm sóc RNV với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, có thể tập cho chúng ăn các loại thức ăn khác nhau. Có thể trồng các loại cây như cây trạng nguyên để lấy lá non.
Sau một thời gian nuôi nhốt có thể thả chúng về với tự nhiên. Tuy nhiên, nên thả chúng ở những nơi có nguồn thức ăn để chúng có thể tồn tại như: khu vực được bảo vệ và có nhiều cây dại có quả (cây sim).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng việt
1. Đinh Thị Phương Anh, Trần Thị Ánh Hường, 2009, “Thành phần loài ếch
nhái và bò sát tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng”. Báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát
ở Việt Nam. NXB Đại học Huế, tr: 19 – 24.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007: Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật).
NXB KHTN & CN, Hà Nội: tr (19 - 21) và tr (219 - 275).
3. Hồ Thu Cúc, Nguyễn Thiên Tạo, 2009,” Đa dạng các loài bò sát và ếch nhái ở Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam. NXB Đại học Huế, tr: 31 - 38.
4. Ngô Đắc Chứng, Phạm Văn Hòa, 2002, “Phân bố của các loài ếch nhái và
bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh”.
Tạp chí Sinh học 24 (2A): 86 - 91.
5. Ngô Đắc Chứng, Trần Duy Ngọc, 2007, “Thành phần loài Ếch nhái (Amphibia) và Bò sát ( Reptilia) của tỉnh Phú Yên”. Tạp chí Sinh học, 29 (1), tr: 20 - 25.
6. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật, 2009, “Kết quả bước đầu khảo
sát lưỡng cư và bò sát ở huyện Đăkmil, tỉnh Đăknông”. Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam. NXB Đại học Huế, tr: 64 - 71.
7. Ngô Thái Lan, Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên, 2005, “Đặc điểm dinh
dưỡng của Thạnh sùng cụt (Gehyra mutilata) ở Vĩnh Phúc”. Những
vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống (Phần 2. Sinh học cơ thể và
8. Lê Nguyên Ngật, 2009, “Về thành phần loài rùa ở một số VQG và Khu
Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam”. Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản
trong khoa học Sự sống. NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr: 185 - 188.
9. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006.
Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
10. Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán, 2007. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Traff Southeast Asia, cục Kiểm lâm. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội: 20 – 21.
11. Hoàng Xuân Quang, Lê Thanh Dũng, Cao Tiến Trung, Tim Mc Cormack,
2009, “Đa dạng thành phần loài rùa tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống, tỉnh Nghệ An”. Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở
Việt Nam. NXB Đại học Huế, tr: 48 - 55.
12. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew grieser Johns, Cao Tiến
Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng, 2008, Ếch nhái, bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. NXB Nông Nghiệp, tr: 114.
13. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 2002, “Nghiên cứu thành phần loài bò sát, ếch nhái của VQG Cát Tiên”. Tạp chí Sinh học, 24 (2A), tr: 2 - 10.
14. Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, 1999, “Kết quả khảo sát bước đầu
khu hệ ếch nhái, bò sát ở vùng rừng Tây Quảng Nam”. Tạp chí Sinh
học, Hà Nội, 21 (1), tr: 11 - 16.
15. Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, 2005, “Về thành phần loài lưỡng cư,
bò sát ở một số vùng thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Hội thảo Quốc gia về
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 165 - 171.
16. Đào Văn Tiến, 1978, “ Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật- Địa học, Hà Nội, XVI (1): 1 - 6.
17. Nguyễn Quảng Trường, 2002, “Kết quả khảo sát thành phần loài bò sát,
ếch nhái của khu vực rừng sản xuất KonPlong, tỉnh Kon Tum”. Tạp
chí Sinh học, 24 (2A): 35 - 41.
18. Nguyến Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, 2002, “Kết quả điều tra bước đầu về các loài rùa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Sinh học, 24 (2A): 58-64.
19. Trần Thanh Tùng, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, 2006, “Thành phần loài Ếch nhái (Amphibia) và Bò sát ( Reptilia) ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang”. Tạp chí Sinh học, 28 (4), tr: 11-17
20. http://cucphuongtourism.com.vn. 21. http://i4vn.com.vn.