Toán tử gán

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình hướng đối tượng c trường cao đẳng công nghiệp huế (Trang 33 - 34)

Toán tử gán dùng để gán giá trị cho một biến. Ví dụ a = 5;

Câu lệnh gán sẽ thực hiện gán giá trị ở bên phải cho biến ở bên trái. Ta cũng có thể gán giá trị của hai biến cho nhau. Ví dụ a = b;

Hãy quan sát và suy ngẫm đoạn chương trình sau:

Chương trình [1.] #include <iostream> [2.] using namespace std; [3.] int main() [4.] { [5.] int a, b; [6.] a = 10; [7.] b = 4; [8.] a = b; [9.] b = 7; [10.] cout<<”a=”<<a<<”, b=”<<b<<endl; [11.] return 0; [12.] }

C

+

+

Giải thích:

Dòng lệnh [5.] khai báo hai biến nguyên a, b. Khi đó giá trị của chúng chưa được khởi tạo. Dòng lệnh [6.] khởi tạo giá trị cho biến a là 10, biến b chưa được khở tạo. Dòng lệnh [7.] khởi tạo giá trị cho biến b là 4, biến a vẫn không thay đổi (10). Dòng lệnh [8.] thực hiện việc gán giá trị của biến b cho biến a, khi đó b vẫn không thay đổi; a nhận giá trị của b, tức là 4. Dòng lệnh [9.] gán giá trị của biến b là 7, biến a không thay đổi. Do đó, giá trị cuối cùng của a là 4, b là 7. Output của chương trình sẽ là a=4, b=7.

Chúng ta cần chú ý rằng, toán tử gán thực hiện theo nguyên tắc phải-sang- trái. Nghĩa là luôn lấy giá trị ở vế phải để gán cho vế trái. Khi đó, giá trị của biến ở vế trái thay đổi, còn ở vế phải không thay đổi. Toán tử gán có thể thực hiện trong các biểu thức phức tạp hơn.

a = b + 2; Giá trị của a bằng giá trị của b cộng thêm 2

a = a + 1; Tăng giá trị của a lên 1

a = b = c = 5; Gán đồng thời nhiều giá trị. Nó tương ứng với tập các lệnh sau:

c = 5; b = c; a = b;

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình hướng đối tượng c trường cao đẳng công nghiệp huế (Trang 33 - 34)