Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát các hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm tại ngân hàng thương mại.
Ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể, đồng bộ về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đảm bảo không chồng chéo với các quy định của các cơ quan khác, phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Tăng cường công tác quản lý ngoại hối. Nghiên cứu, khảo sát và điều chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối theo hướng chặt chẽ, rõ ràng và phù hợp hơn so với tình hình thực tế. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tạo điều kiện kinh doanh ngoại tệ và hoạt động phái sinh phát triển.
3.Chính phủ:
Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho các giao dịch quốc tế.
Chỉnh sửa các văn bản quy định về thuế và hải quan theo hướng sát thực, rõ ràng nhằm không gây vướng mắc khi Ngân hàng và nhà xuất nhập khẩu thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
4.Cơ quan khác:
Hoạt động thanh toán quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ với các ban ngành như Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế... Những cơ quan này nắm trọng trách trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến công tác thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Chính vì vậy cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của các cơ quan này với các ngân hàng. Trong quá trình ban hành công văn, các cơ quan nên có nghiên cứu cụ thể tính chất, đặc điểm riêng của ngân hàng đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi để bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại được dễ dàng, thuận lợi, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo.
KẾT LUẬN
Việc mở rộng giao thương giữa các quốc gia trên thế giới giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian trong thanh toán đã giúp cho hoạt động này diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại thì các ngân hàng, người xuất khẩu, nhập khẩu vẫn đối mặt với không ít rủi ro khi thực hiện thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, giải quyết những vướng mắt còn tồn đọng là một trong những việc mà các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu, nhập khẩu, và các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện để có thể đứng vững và cạnh tranh trong môi trường gay gắt như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
− Nhiều tác giả, giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB kinh tế TP.HCM, 2012, trang 225-trang 288.
− PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, 2010, trang 587-trang 669.
− http://www.Irc.ctu.edu.vn/pdoc/24/kth-19.pdf/ − http://vanchuyentlc.com.vn/phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-loi-ich-va-rui-ro/ − http://www.baomoi.com/Cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-nhin-duoi-goc-do-loi- ich-va-rui-ro-doi-voi-nha-xuat-khau-hoac-nha-nhap-khau/126/3575379.epi − http://www.vietcombank.com.vn/ − http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html − http://www.eximbank.com.vn/vn/