Liên hệ Việt Nam

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN (Trang 31 - 36)

- Cảnh quan sú vẹt (nhiệt đới ẩm với lớp muối sunfua di động theo nước)

5. Liên hệ Việt Nam

Việc thừa kế các thành tựu của địa vật lý cảnh quan được thể hiện trong việc nghiên cứu các chế độ khí hậu (sự phân bố độ ẩm và cán cân ẩm mặt đất)

Ví dụ : chỉ số ẩm ướt K =

Ở nước ta nơi có K cao nhất là 6,9 ở đèo ngang và nới thấp nhất là 0,64 nở Nha Hố. Như vậy nơi có lượng ẩm phong phú nhất thì (r) lớn gấp 7 lần so với lượng bốc hơi và nơi có lượng ẩm nghèo nhất thì lượng bốc hơi chỉ lớn hơn (r) khoảng 1,5 lần

Sự phân hóa lớn nhất của chỉ số K là giữa vùng cao mưa nhiều và vùng thấp mưa ít.

Ở vùng thấp chỉ số K phổ biến từ 1,5 – 3,0. Hầu hết các trung tâm mưa lớn đều có K > 3,0 và trung tâm mưa ít K< 1,5

Nếu quan niệm 1 chuối các tháng lien tục có giá trị K > 1 là mùa ẩm thì : + Bắc Bộ (trừ Tây Bắc) có mùa ẩm từ T2 – t10

+ Bắc Trung Bộ mùa ẩm từ T9 – T5

Sự tăng hoặc giảm lượng mưa qua một giai đoạn nào đó sẽ tạo nên hạn hoặc úng. Đây là hiện tượng mang tính địa phương rõ rệt và gây tác hại đến các hoạt động xã hội của địa phương đó.

Cụ thể :

- Tháng 12 – 1 : khả năng xảy ra hạn lớn nhất là ở vùng Tây Bắc còn ở miền trong lai rơi vào tháng 4

- Ở Bắc Bộ thời kỳ úng rơi vào khoảng tháng 7, 8 còn ở miền tron rơi vào tháng 9, 10

Ngoài ra hệ số ẩm ướt còn được sử dụng để phân chia ra các hệ địa sinh thái ở nước ta.

Ví dụ : + Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa (K>2) + Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến hơi ẩm => K = 1,5

+ Hệ địa sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió mùa hơi khô => 1<K<1,5 + Hệ địa sinh thái nội chí tuyến gió mùa khô K<1 …

Vì chỉ tiêu cơ bản của cấp đới có những nết chung với chế độ của nhiệt ẩm cho nên hệ số khô hạn hoặc ẩm ướt cũng được sử dụng làm dấu hiệu để phân đới :

- Cán cân bức xạ từ 60-75kcal/cm2/năm trở lên

- Tương quan nhiệt ẩm Theo hệ số khô hạn : 0,8 – 1,1 Theo hệ số ẩm > 1,5

=> Điều kiện nhiệt ẩm của Việt Nam thỏa mãn đầy đủ các chỉ tiêu đó

Câu 3: Vai trò của các thành phần cân bằng nhiệt và nước trong sự hình thành cảnh quan?

(Các hệ số, mối quan hệ giữa chỉ số khô hạn và độ che phủ rừng)

Để đặc trưng khí hậu một cách định lượng cần phải chọn một tổng thể yếu tố khí tượng nào đó là tổng hợp kết quả tác động tương hỗ của tất cả các nhân tố hình thành khí hậu. Trong đó, có nhiệt độ và độ ẩm không khí. Hai yếu tố này có mối quan hệ bền vững giữa các thành phần của cân bằng nhiệt và nước, quyết định chế độ nhiệt và ẩm trên mặt đệm và trong lớp không khí gần mặt đất.

Khi biết các thành phần của cân bằng có thể xác định trị số cảu nhiệt độ và độ ẩm không khí. Điều này rất có ích với công cuộc cải tạo tự nhiên. Khi thay đổi các thành phần cân bằng nhiệt và nước của mặt đệm có thể xác định một cách định lượng hiệu lực của các công cuộc cải tạo đó và có thể tính toán xem các yếu tố khí tượng cơ bản – nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi ra sao.

Không phải tất cả các thành phần của cân bằng nhiệt và nước đều là những nhân tố hình thành khí hậu và thời tiết với mức độ như nhau. Trong đó thành phần quan trọng nhất là cân bằng bức xạ và lượng mưa ; hai thành phần này cùng với các tính chất của mặt đệm đã hình thành nên tất cả các thành phần còn lại của cân bằng nhiệt và ẩm. vì thế khi không có hệ thống bình lưu ( xa nguồn nước trong khoảng thời gian dài thì hệ thống bình lưu bị triệt tiêu ), thì trị số của cân bằng bức xạ và lượng mưa đối với một kiểu mặt đệm nhất định có thể quyết định trị số của các thành phần còn lại của cân bằng nhiệt và nước và cả trị số của nhiệt độ, độ ẩm không khí.

Trong trường hợp có ảnh hưởng của bình lưu thì trị số của nhiệt độ và độ ẩm không khí không phải chỉ phụ thuộc vào các điều kiện của vùng đang xét mà còn bị quyết định bởi các đặc trưng lí học của miền mà ở đó khối không khí được hình thành. Vì thế, các trị số nhiệt độ (T) và độ ẩm (e ) không phải là tiêu biểu và không thể dựa vào chúng để xác định các thành phần cân bằng. Chỉ trong điều kiện thời tiết xoáy nghịch ổn định với tốc đọ gió nhỏ mới có thể nói rằng nhiệt độ và độ ẩm không khí được hình thành do ảnh hưởng của một mặt đệm nhất định.

Như vậy, nhiệt độ và độ ẩm không khí quyết định chế độ nhiệt và nước của mặt đệm và của lớp khí quyển gần mặt đất. Điều đó cho phép chúng phải đặc trưng cả đặc điểm của lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng tại các đới tự nhiên khác nhau. Để phân vùng ĐLTN ta dung các trị số trung bình năm của nhiệt độ và độ ẩm không

khí. Theo sự giảm dần của vĩ độ, các giá trị cân bằng bức xạ tăng dần lên, tiềm nhiệt bốc hơi giảm sút.

VD: Uycơren đã lấy các chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm trung bình năm của không khí để phân chia các đới khí hậu – cảnh quan cơ bản: thừa, đủ và thiếu ẩm. Để cho bức tranh được đầy đủ hơn, ông đã đưa vào đó điều kiện khí hậu của các vùng lân cận. Ông cho ra kết quả:

+ Quan hệ giữa tính địa đới với nhiệt độ và độ ẩm không khí đã phân chia các thảm thực vật: rừng lá rộng, thảo nguyên rừng, thảo nguyên, miền núi có rừng sồi, bán sa mạc và sa mạc.

+ Quan hệ giữa tính chất và trị số trung bình năm của nhiệt độ và độ ẩm không khí: đất đài nguyên, đất pondon, đất đen, đất rừng, xolonsac, đất hạt dẻ, đất sa mạc xám nâu, đất cát sa mạc.

- Để nghiên cứu sâu hơn về vai trò của các thành phần cân bằng nước và nhiệt trong sự hình thành cảnh quan, các nhà khoa học đã xác lập mối lien quan

giữa cân bằng nhiệt và ẩm với các yếu tố của ngoại cảnh bằng các đại lượng

: đặc trưng cho tỉ số cho các cân bằng nhiệt và ẩm

- Mối liên hệ giữa mức độ che phủ rừng và hệ số khô hạn theo bức xạ của L.G. Onufrenko ( 1955 ): Với sự gia tăng của mức độ khô hạn, độ phủ rừng giảm xuống.

= 0,75 – 1,05: độ che phủ rừng lớn hơn 50%

>= 1,5: không có rừng

=> phương trình giảm sút:

l: đại lượng của độ phủ rừng tính theo phần đơn vị

Với phương trình này có thể tính ra độ phủ rừng nếu biết đại lượng của hệ số khô hạn theo bức xạ, sai số +4,4%.

=> Các thành phần cân bằng nhiệt và ẩm là các nhân tố cơ bản hình thành nên các điều kiện của môi trường địa lí tự nhiên. Các đặc trưng cơ bản của môi trường này có thể được biểu thị một cách định lượng bằng các trị số trung bình năm của nhiệt độ và độ ẩm không khí và bằng các thông số cân bằng nhiệt và ẩm khác. Ngoài ra, có thể dựa vào một nhân tố thời tiết cụ thể, đồng thời xét các chỉ tiêu như sự nguy hại, các điều kiện nhiệt và ẩm tốt nhất, sự nguy hại của sương muối và cường độ của các quá trình quang hợp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN (Trang 31 - 36)

w