Phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng học kì 2 Sinh học 11(CTC)

Một phần của tài liệu Biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thuộc nội dung học kỳ 2 sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 25)

8. Giới hạn của luận văn

2.1.2. Phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng học kì 2 Sinh học 11(CTC)

2.1.2.1. Chuẩn kiến thức

- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng.

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng (phitôhoocmôn) có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát triển.

- Nêu được ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp. - Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín.

- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm.

- Biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kì có tác động đến sự ra hoa.

- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.

- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không có xương sống.

- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.

- Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến. - Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).

- Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển.

- Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ.

- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính.

- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.

- Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật. - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

- Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể.

- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi cấy mô, cấy mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật).

- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con).

- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật (thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con).

- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản.

- Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và ở người.

- Phân biệt được điều khiển con số và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật.

+ Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo. + Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy phôi.

- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống. - Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

2.1.2.2. Kĩ năng

- Thí nghiệm: Xây dựng tập tính cho một số vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi

- Ứng dụng kiến thức về quang chu kì vào sản xuất nông nghiệp( trồng theo mùa vụ)

- Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển

- Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường hay ở gia đình.

2.2. Khung phân phối chương trình học kì 2- SH 11(CTC)

Tuần Tiết Bài Nội dung Ghi chú

20

28 27 Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

29 28 Điện thế nghỉ Không dạy: mục II trang 114

21

30 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Không dạy: mục I.2 trang 117

31 30 Truyền tin qua xináp

22

32 31 Tập tính của động vật

33 32 Tập tính của động vật (tiếp theo)

23 34 33 Thực hành xem phim về tập tính của động vật.

CHƢƠNG III. SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN (8T: 6LT + 1TH + 1KT)

A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

23 35 34 Sinh trưởng ở thực vật

24 36 35 Hoocmôn thực vật

37 36 Phát triển ở thực vật có hoa

B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

25

38 37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật 39 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh tr-

ưởng và phát triển ở động vật

26

40 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh tr- ưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

41 40 Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

27 42 Kiểm tra 1 tiết

HỌC KÌ II: 18 tuần, 25 tiết

(9 tuần đầu: 2 tiết/tuần + 9 tuần sau 1 tiết/tuần → 25 tiết)

Qua bảng trên ta thấy ở học kì 2 lớp 11 thì 9 tuần đầu mỗi tuần 2 tiết, 9 tuần sau mỗi tuần 1 tiết. Do đó về điểm KT 15 phút cần phải có ít nhất 2 điểm của 2 bài KT 15 phút; về điểm KT 1 tiết có 1 điểm của bài kiểm tra 1 tiết (theo phân phối chương trình được KT vào tiết thứ 42) và điểm của một bài KT học kì 2 ( được tiến hành sau khi học xong toàn bộ chương trình học kì 2 ). Từ quy định trên chúng tôi xác đinh số lượng và vị trí các đề KT như sau:

- Đề KT 15 phút gồm 2 bài vào tiết 34 và tiết 49 - Đề KT 1 tiết được bố trí vào tiết 42.

- Đề KT học kì được bố trí vào tiết 52

2.3. Biên soạn đề kiểm tra

(10T: 6LT +1 TH+ 1BT + 1ÔT + 1KT)

A. Sinh sản ở thực vật

27 43 41 Sinh sản vô tính ở thực vật

28

44 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật

45 43 Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

B. Sinh sản ở động vật

29 46 44 Sinh sản vô tính ở động vật

30 47 45 Sinh sản hữu tính ở động vật

31 48 46 Cơ chế điều hòa sinh sản

32 49 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

33 50 Bài tập (Tham khảo sách “Bài tập Sinh học 11 – NXBGD”)

34 51 48 Ôn tập chương II, III, IV

35 52 Kiểm tra học kỳ II

2.3.1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra trong học kì 2- Sinh học 11(CTC)

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Cần xác định “đo” – đánh giá cái gì? Nội dung (khái niệm, cơ chế, quá trình...nào?). So sánh nội dung kiểm tra tương ứng với mục nào trong SGK. Đọc nội dung SGK để xác định những nội dung sâu hơn, rộng hơn so với yêu cầu của chuẩn KT- KN?

- Đo đối tượng nào (HS trung bình, khá, giỏi)?

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: 1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Lưu ý: Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên tùy theo mục đích đánh giá HS ..mà ta sử dụng các hình thức kiểm tra khác nhau nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra(bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp

độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

Khung ma trận đề kiểm tra (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)

Tên chủ đề

( nội dung, chương...) Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) ....% tổng số điểm = ...điểm ...% hàng =...điểm Số câu ....% hàng =....điểm Số câu ....% hàng =....điểm Số câu ....% hàng =...điểm Số câu Chủ đề 2 ....% tổng số điểm = ...điểm ...% hàng =...điểm Số câu ....% hàng =....điểm Số câu ....% hàng =....điểm Số câu ....% hàng =....điểm Số câu Chủ đề 3 ....% tổng số điểm = ...điểm ...% hàng =...điểm Số câu ...% hàng =...điểm Số câu ...% hàng =...điểm Số câu ...% hàng =...điểm Số câu Chủ đề n ....% tổng số điểm = ...điểm ...% hàng =...điểm Số câu ...% hàng =...điểm Số câu ...% hàng =...điểm Số câu ...% hàng =...điểm Số câu 100% = Tổng số điểm ....% tổng số điểm = ....điểm ....% tổng số điểm = ....điểm

....% tổng số điểm = ....điểm ....% tổng số điểm = ....điểm

* Các bƣớc cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:

M1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

- Căn cứ vào mục đích kiểm tra, thời gian kiểm tra và loại hình bài kiểm tra (tự luận hay trắc nghiệm khách quan) để chọn chủ đề cần kiểm tra. Đây chính là các mục tiêu mà HS cần đạt được theo chuẩn KT- KN xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục.

M2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.

- Nhập các nội dung chuẩn chương trình đã quy định cho chủ đề đã chọn vào từng ô trong các hàng tương ứng với chủ đề ở cột 1.

- Sáng tạo các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cho phù hợp đối tượng kiểm tra. Vì chuẩn KT- KN của chương trình chỉ dừng ở mức cơ bản, tối thiểu nên khi viết ma trận GV cần xác định rõ bậc tư duy cần đánh giá phù hợp với đối tượng kiểm tra và chủ đề nội dung kiểm tra.

- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cần lưu ý:

+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.

M3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); Quyết định tổng số điểm của ma trận (ứng với 100%); Tính thành điểm số cho mỗi chủ đề ứng với tỉ lệ %.

- Căn cứ vào tầm quan trọng của nội dung, thời lượng học tập nội dung đó và đối tượng HS để quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề.( 300- 350; 250- 350; 150 – 250;...).

- Căn cứ vào mục đích kiểm tra và đối tượng HS mà quyết định tổng số điểm của ma trận ( 300- 350; 250- 350; 150 – 250;...).

- Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.

M4. Quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá (không nhất thiết phải đủ tất cả các ô – tùy thuộc vào M2); Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá.

- Căn cứ vào mức độ tư duy cần đo để quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá.

- Nhân tỉ lệ % lượng hoá mức độ cơ bản, trọng tâm của mỗi chủ đề hoặc đơn vị kiến thức kĩ năng với trọng số của nó để xác định điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng trong mỗi ô của chủ đề kiểm tra.

- Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá.

M5. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.

- Chỉ việc cộng dồn từ trên xuống dưới trong mỗi cột. Ý nghĩa của bước này giúp người viết ma trận thấy tương quan tỉ lệ giữa các bậc tư duy.

+ Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng

+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.

+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.

M6. Đánh giá lại bảng tiêu chí xem có đạt được những gì bạn dự kiến không. Bạn có thể thay đổi và sửa nếu thấy cần thiết.

- Nhìn tổng thể bảng ma trận để đánh giá mức độ phù hợp, cân đối, hài hoà giữa các cột và các hàng.

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)

a). Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.

4) Không nêntrích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn. 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có

Một phần của tài liệu Biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thuộc nội dung học kỳ 2 sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)