Giá trị văn hóa và nghệ thuật

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY THIẾT KẾ THỜI TRANG ĐỀ TÀI Sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính Napoleon (Trang 33)

 Tính văn hóa, xã hội:

Mốt và thời trang là những hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp. Cũng như ăn uống, mặc là một loại hình văn hóa của con người. Văn hóa mặc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm quần áo, dày dép, kiểu tóc, và đồ trang sức. Văn hóa mặc thể hiện ở lối sống của mỗi dân tộc, một thời đại, một con người, được quy định bởi các quan niệm triết học đạo đức, thẩm mỹ bởi phong tục tập quán, bởi thị hiếu khác nhau. Qua trang phục có thể đánh giá con người về nhiều mặt, về mức độ giàu nghèo, địa vị xã hội, về tư cách đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ...

Trong xã hội thời phong kiến, trang phục có vai trò chính là thể hiện đạo đức người mặc và địa vị xã hội của người mặc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, trang phục có chức năng tôn vinh con người, thể hiện cá tính, sự phát triển toàn diện về nhân cách: trí, đức, mỹ, thể. Qua trang phục của số đông có thể xác định trình độ dân chủ của một xã hội, trình độ tự do của một cá nhân, sự tôn trọng cá tính con người, sự nhạy bén trong thời trang. Trang phục là sản phẩm của văn minh đô thị, của xã hội công nghiệp vừa có tính nghệ thuật vừa có tính thực dụng, vừa là hoạt động văn hóa vừa là hoạt động kinh tế. Nhà thiết kế thời trang có thị hiếu thẩm mỹ cao, sáng tạo sẽ giúp xã hội phân biệt được cái mới chân chính- tức cái đẹp- với những sản phẩm bắt chước, thiếu sáng tạo, không phù hợp với nền văn hóa của mình. Trong văn hóa, tính dân tộc không mâu thuẫn mà kết hợp hài hòa tính quốc tế, phù hợp với số đông, nếu nó đảm bảo tiêu chuẩn của cái đẹp thì sẽ trở thành kinh điển, thành truyền thống. Bên cạnh sự hài hòa của tính quốc tế, trang phục luôn có những nét riêng vốn có. Trên nền cái chung của trang phục đương thời các nhà thiết kế thời trang tự khẳng định mình bằng những nét chấm phá riêng, và được thể hiện trên những sản phẩm thời trang của họ qua gam màu, họa tiết trang trí, phụ kiện đi kèm.

Nhiệm vụ chung của mọi ngành nghệ thuật, văn học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc là sáng tạo ra cái đẹp, cái đẹp là phạm trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Trước cái đẹp con người thấy thêm tin yêu cuộc sống, cái đẹp gợi lên tình cảm tươi sáng, tăng thêm sức mạnh, khát vọng sống, gợi niềm cảm phục, tạo khí thế hăng say lao động, sản xuất.

Thời trang là một nghệ thuật bởi nó gắn liền với cái đẹp. Nó “chuyên chở” cái đẹp không phải trong ý niệm trừu tượng mà thể hiện ở cái cụ thể. Bởi suy cho cùng mỗi con người, mỗi dân tộc tuy có điều kiên sống, ăn mặc khác nhau nhưng đều có điểm chung là hướng đến cái đẹp.

Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có phương thức biểu đạt riêng, thời trang cũng thế, nó được biểu đạt qua vật liệu, kết cấu trang phục, màu sắc, đường nét trang trí. Các yếu tố đó phải được kết hợp với nhau thật hài hòa để có được hiệu quả thẩm mỹ cao.

Trên thực tế, trang phục luôn có hai chức năng chính đó là sử dụng và thẩm mỹ. Đối với trang phục thường ngày, chức năng thẩm mỹ vẫn cần được chú trọng, nhưng ở đây giá trị đó được đo bằng thước đo khác – tính thực tiễn hay múc độ tiện lợi trong sử dụng, chính vì thế nghệ thuật tạo mốt thời trang thuộc ngành mỹ thuật ứng dụng. Nhiệm vụ của mỹ thuật ứng dụng là tìm ra sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Nội dung ở đây được hiểu theo nghĩa sử dụng quần áo, hình thức là yếu tố thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật.

Cái đẹp vẫn luôn tự hoàn thiện mình và ngành thiết kế thời trang luôn tìm đến những điều mới lạ, sáng tạo ra cái đẹp vì con người không ngừng vươn tới trình độ cao hơn. Chính vì thế, nghệ thuật trang phục sẽ tồn tại mãi mãi, đem đến cho con người nhiều trải nghiệm thú vị.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY THIẾT KẾ THỜI TRANG ĐỀ TÀI Sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính Napoleon (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w