DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN XUÂN THỊNH Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Phương thức bán hàng và thanh toán Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản xuân thịnh (Trang 27)

Hình 2.10 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển chi phí bán hàng

Kết chuyển giá vốn hàng bán

TK 641

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết chuyển chi phí tài chính

Kết chuyển chi phí khác

Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Kết chuyển doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ

Kết chuyển doanh thu tài chính

Kết chuyển thu nhập khác

TK 632 TK 911 TK 511, 512 TK 515 TK 711 TK 642 2 TK 635 TK 811 TK 821 TK 421(2) Kết chuyển lỗ

2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.3.2 Ý nghĩa

- Phân tích HĐKD là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong HĐKD, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong doanh nghiệp.

- Phân tích HĐKD là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích HĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp vì phân tích là quá trình nhận thức HĐKD, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành HĐKD để đạt được mục tiêu.

- Phân tích HĐKD là biện pháp quan trọng giúp dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

- Phân tích HĐKD còn cung cấp những tài liệu cần thiết cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khi họ có mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Thông qua kết quả phân tích HĐKD sẽ cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ, đúng đắn về doanh nghiệp để họ có những quyết định đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp.

2.1.3.3 Các chỉ tiêu dùng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

a) Tỷ lệ lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu.

Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp X 100% Doanh thu thuần

Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt ra là có phải

doanh nghiệp đang ở trong tình thế cần phải tăng chi phí để giữ vững thị phần hay không.

Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp cần được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.

b) ROS – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ suất này cho ta biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất này càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác.

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

ROS (%) = Lợi nhuận ròng

X 100% Tổng doanh thu

c) ROA – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.

ROA (%) = Lợi nhuận ròng

X 100% Tổng tài sản

d) ROE – Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu phản ánh, cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng lớn. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý: vốn chủ sở hữu càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng nhỏ. Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

ROE (%) =

Lợi nhuận ròng

X 100% Vốn chủ sở hữu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài chính của công ty cổ phần thuỷ sản Xuân Thịnh. Kết hợp với việc ghi nhận những nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung.

- Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mục tiêu này sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, phương pháp so sánh số tương đối và phương pháp chỉ số để phân tích.

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆x = x1 - xo

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lượng, quy mô và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆x = (x1 / x0 ) *100% - 100%

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

+ Phương pháp chỉ số: Phương pháp này sử dụng các chỉ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của công ty. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ bảng bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phương pháp này giúp cho các nhà quản lý có một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh để tìm ra những giải pháp cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời giúp các nhà đầu tư có thể

đánh giá hiệu quả, lợi nhuận, rủi ro và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai

- Mục tiêu cụ thể 3: Từ kết quả của mục tiêu cụ thể 1 và 2, đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY

- Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN XUÂN THỊNH

- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: XUAN THINH SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ trụ sở chính: số 296, ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

- Văn phòng đại diện: 49P Nguyễn Văn Trỗi, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

- Mã số doanh nghiệp: 6300168251 - Website: www.xuanthinh.com.vn

- Điện thoại: 07103 768 721

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Bộ máy tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Giám đốc: những người lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, tổ chức điều hành cơ cấu tổ chức lao động, phụ trách mọi công tác đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệm quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc: Là người dưới quyền của Giám đốc, hỗ trợ cho giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác, phó

GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

P. Kế toán

giám đốc có thể thay mặt giám đốc để giải quyết nhưng công việc có tính chất thường xuyên của đơn vị khi giám đốc vắng mặt.

Phòng hành chính: theo dõi nhân sự, trợ giúp giám đốc trong việc điều hành, quản lý công ty để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Phòng kế toán: Giúp Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng vốn và nguồn để đạt được hiệu quả đề ra, tổ chức theo dõi tình hình thu chi của đơn vị, phù hợp với chủ trương, chính sách qui định của Nhà nước. Bên cạnh đó phòng kế toán còn nhiệm vụ giúp Giám đốc giải quyết những mối quan hệ tài chính trong quá trình kinh doanh như:

+ Tổ chức tốt công tác thu nhập, xử lý các thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong công ty.

+ Báo cáo các thông tin kế toán tài chính cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý chức năng.

+ Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Các mối quan hệ tài chính trong nội bộ.

+ Phân phối chi tiêu hợp lý có hiệu quả tiết kiệm được chi phí tăng lợi nhuận cho Công ty.

+ Phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh được liên tục.

Phòng kinh doanh: chuyên soạn thảo kế hoạch các mặt hàng mua bán, nắm bắt tình hình giá cả, các giao dịch với khách hàng trong nước và ngoài nước.

3.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán trưởng

Kế toán công nợ Kế toán tài sản Kế toán kho Thủ quỹ

Kế toán trưởng: thay mặt Giám đốc quản lý, đôn đốc, giám sát công tác kế toán ở các bộ phận, xét duyệt, lưu trữ các chứng từ sổ sách của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

Kế toán tài sản: thực hiện việc kiểm tra quản lý các tài sản của đơn vị, thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo định kỳ, ghi chép việc tăng giảm, đánh giá lại tài sản. Ngoài ra kế toán còn phải theo dõi công cụ dụng cụ, bao bì của Công ty.

Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ với người mua người bán trong công ty, căn cứ vào hóa đơn, giấy báo và các chứng từ có liên quan để ghi vào các sổ như sổ theo dõi công nợ

Kế toán kho: theo dõi quá trình xuất nhập tồn các loại nguyên liệu, công cụ, thành phẩm, hàng hóa. Lập phiếu nhập xuất, tính và lập báo cáo hàng tồn kho.

Thủ quỹ: căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thực hiện thu chi và phản ánh vào sổ quỹ tiến mặt đối chiếu với kế toán thanh toán và báo cáo cho Giám đốc.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

- Chế biến, bảo quản và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản và các sản phẩm từ thuỷ hải sản.

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. - Hoạt động công ty nắm giữ tài sản.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu mỡ cá, bột cá và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi các loại.

- Kinh doanh phụ phẩm thuỷ hải sản các loại.

3.4 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm.

- Hệ thống tài khoản, chứng từ và chính sách áp dụng theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và thông tư 244/TT-BTC.

- Sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký chung.

Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc

biệt

Bảng tổng hợp chi tiết

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1. Thuận lợi

- Từ khi thành lập cho đến suốt quá trình hoạt động cho đến nay công ty đã có sự giúp đỡ và quan tâm nhiệt tình của chính quyền địa phương. Mọi thủ tục được hoàn thành nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian.

- Là một công ty đã có đội ngũ lãnh đạo trình độ cao (100% cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học), công nhân viên có năng lực trình độ chuyên môn.

- Có nguồn khách hàng rộng khắp cả nước, có niềm tin của khách hàng. - Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nên quá trình quản trị kinh doanh, ra quyết định điều hành của công ty được chủ động, thuận lợi và kịp thời hơn.

- Với những thuận lợi trên đã giúp cho công ty giữ vững uy thế trên thương trường kinh doanh.

3.5.2. Khó khăn

- Công ty chủ yếu là bán buôn nên nguồn vốn cần lớn.

- Việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều thử thách cho các công ty Việt Nam.

- Nhà nước luôn có những văn bản, điều lệ quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, và việc chấp hành những văn bản mới thì công ty vẫn chưa kịp thời điều chỉnh cho đúng với những quy định, chính vì vậy mà công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc báo cáo sổ sách.

- Việc cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của công ty hiện nay khá mạnh. Do vậy, khi sản phẩm của các đối thủ có sức cạnh tranh lớn hơn, thu hút được sự quan tâm, nhu cầu của khách hàng sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty

3.5.3. Phương hướng hoạt động của công ty

Quá trình hoạt động của công ty nhìn chung có bước phát triển tốt. Nhưng để tiếp tục phát huy những lợi thế có sẵn và để trở thành một công ty phát triển vững mạnh chiếm lĩnh thị trường, công ty đã vạch ra những định hướng phát triển cho những năm sắp tới như sau:

+ Phấn đấu có lãi và có tích lũy.

+ Tiếp tục tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cũ đồng thời tìm khách hàng mới để mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Đa dạng hoá thêm các sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Trong những năm tới sẽ trang bị thêm phương tiện vận chuyển để phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá.

+ Quản lý tốt nguồn nhân lực và có chính sách đãi ngộ phù hợp.

+ Xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị sản phẩm thích hợp nhằm giảm chi phí hoạt động của công ty

Mục tiêu phấn đấu: đạt các chỉ tiêu đề ra và hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản xuân thịnh (Trang 27)