Săn đuổi chuột

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Về Chuột Cống Rattus norvegicus (Trang 25 - 28)

Biện pháp hóa học:

• Dùng thức ăn mà chuột ưa thích như tấm, cám, gạo, bột gạo, bột bắp, cua cá nướng, cá chiên… trộn với thuốc diệt chuột Zinphos 20% hoặc Fokeba 20% để làm mồi diệt chuột.

• Do chuột rất tinh khôn và có tính đa nghi, nên vài ngày đầu đặt mồi không có thuốc (vào cửa hang hoặc những đường chuột thường qua lại…) để chuột ăn quen mồi. Khi chuột đã quen mồi thì đặt mồi có thuốc vào đúng vị trí đã đặt mồi không có thuốc trước đây.

• Hai loại thuốc diệt chuột trên đây nằm trong Danh mục hạn chế sử dụng ở nước ta, rất độc với người và gia súc, không có thuốc giải độc, chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết.

• Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số loại thuốc diệt chuột khác như: Xìgà-Sg 63q; Klerat; Biorat…

7. Biện pháp phòng trừ

• Chuột cống là loài gặm nhấm có mặt ở khắp nơi, nói đến nó người ta nghĩ ngay đến cái tội phá hoại ghê gớm của chúng như mùa màng, lương thực, thực phẩm, hoa quả, đồ đạc, quần áo, sách vở... và ở khắp mọi nơi, ngoài đồng ruộng, trong vườn tược, nhà ở, nhà kho, thư viện, bảo tàng...

• Tuy nhiên, chuột cũng được con người dùng vào những việc có ích. Trước hết, phải nói đến việc người ta dùng chuột trong địa hạt y học. Những nhà bác học nổi tiếng đã dùng chuột trong việc nghiên cứu và đã thành công trong việc đề phòng, chữa trị bệnh bạch hầu, bệnh lao, bệnh dại, bệnh dịch hạch, bệnh đậu lào, bệnh đậu mùa, bệnh sốt vàng da....

• Đặc biệt có nơi còn chuột cống để chế biến món ăn.

• Tóm lại, chuột cần được phòng trừ nhưng không mang tính triệt để. III. Kết luận

• http://www.arkive.org/brown-rat/rattus-norvegicus norvegicus

• http://www.dietchuot.info/loai-chuot/915-dac-tinh-sinh-hoc-va-sinh-san-cua-chuot.html tinh-sinh-hoc-va-sinh-san-cua-chuot.html

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Về Chuột Cống Rattus norvegicus (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(28 trang)