+ Dựa trên BĐ treo tường , HS có thể tự tìm ra tri thức về ĐL từ việc quan sát, nhận biết các kí hiệu, phát
hiện ra các đặc điểm tự nhiên và mối liên hệ địa lí. + HS được củng cố kiến thức về ĐL vững chắc, rèn luyện kĩ năng bản đồ, phát triển các thao tác tư duy, rèn cho HS cách làm việc khoa học, nghiêm túc,…
+ Với sự phối hợp màu sắc hài hòa, kí hiệu được dùng hợp lí trên bản đồ giúp HS phát triển óc thẩm mĩ, gây hứng thú trong quá trình học và lĩnh hội tri thức,…
3.2. Nhược điểm
- Hệ thống kí hiệu trên bản đồ ĐL treo tường, trong
tập Atlat và sách giáo khoa còn chưa có sự đồng nhất. Do đó, gây khó khăn cho việc đối chiếu, nhận biết và theo dõi của HS ở trên lớp cũng như ở nhà.
- BĐGK treo tường ĐL được in trên giấy, theo thời
gian sẽ bị phai màu, tính bền không cao, nên đòi hỏi GV (hoặc nhà trường, tổ bộ môn) phải thường
xuyên trang bị đầy đủ.
4. Kết luận
Như vậy, với những ưu điểm của mình, BĐGK treo tường ĐLTN nói riêng và hệ thống BĐGK Địa lí hiện nay nói chung có đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH. Vì:
Với chức năng vừa minh họa cho bài giảng, vừa là nguồn tri thức, BĐGK treo tường đã:
+ Góp phần khắc phục được lối truyền thụ một chiều, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của HS trong quá trình tìm hiểu và làm việc với bản đồ.
+ Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học.
+ Bồi dưỡng được phương pháp tự học, rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS,… Từ đó tạo cơ sở để tiến hành đổi mới