6. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Nghiên cứu hệ thống lực cắt khi phay CNC
Ta có hệ thống lực cắt khi phay, lực cắt tổng Pc nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường tâm dao và được phân tích thành lực thành phần theo các phương xác định như sau:
Lực tiếp tuyến Pt là thành phần lực cắt chính để tạo phoi, dựa vào lực này để tính toán công suất máy cần thiết cho quá trình gia công.
Lực hướng kính Pr có phương đi qua tâm dao, chiều hướng về tâm do đó có xu hướng đẩy nghiêng trục gá dao trong quá trình gia công, đồng thời tạo ra các áp lực tác động lên các ổ trục chính của máy phay đứng gây ra momen ma sát phụ tác động lên ổ. Giá trị của lực này
dùng để tính sức bền trục gá dao và các ổ trục chính của máy. X Y Z S S Py Pc Pt Pr Px n t B
Hình 2.1 Lực cắt khi gia công bằng dao phay ngón
Lực vuông góc với chiều chuyển động Py gây nên các biến đổi cơ tính lớp bề mặt đã gia công. Khi phay bằng dao phay ngón giá trị lực Py dùng để tính lực kẹp chi tiết gia công.
Lực chạy dao dùng để tính toán lực kẹp chặt chi tiết gia công và tính toán thiết kế cơ cấu chạy dao. Tùy theo phay thuận hay phay ngịch mà nó có tác dụng làm tăng hay khử độ rơ của cơ cấu truyền động vít me – đai ốc.
Trong trường hợp tổng quát khi phương của lưỡi cắt dao phay ngón hợp với phương trục dao phay của một góc ω thì lúc này lực cắt tổng quát P sinh ra trong quá trình gia công được biểu diễn như sau:
z y x a t r P P P P P P P = + + = + + (2.8) Lực Pz có tác dụng đẩy dao phay dịch chuyển theo phương dọc trục, đồng thời tác động lên ổ chặn của đầu trục máy phay.
Các thành phần lực cắt đo được trong quá trình cắt nhờ lực kế 3 thành phần. Các thành phần lực cắt khác và các hệ số lực cắt đơn vị cũng có thể tính toán thông qua các thành phần lực cắt này.