Cơ hội khai thác từ thị trường các nước đối tác TPP

Một phần của tài liệu đàm phán hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (Trang 55)

THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

3.1.1 Cơ hội khai thác từ thị trường các nước đối tác TPP

Cơ hội lớn nhất dành cho thương mại dịch vụ Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP là cơ hội tiếp cận thị trường. Khi kí kết một FTA, điều này hiển nhiên với việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các đối tác khác của hiệp định, đồng thời cũng đứng trước cơ hội lớn để tiếp cận thị trường các đối tác. Đặc biệt, với hiệp định có mức cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ như Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ nước ngoài thuận lợi hơn với ít rào cản và điều kiện hơn. Tuy thực tế nền thương mại dịch vụ của Việt Nam còn nhỏ bé, các nhà cung cấp dịch vụ năng lực còn yếu kém nên các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Australia,v.v... nhưng vẫn còn nhiều “lối đi nhỏ” cho thương mại dịch vụ của nước ta tiếp cận các thị trường nhỏ hơn, đặc biệt là thị trường các nước ASEAN. Chúng ta có một số ngành dịch vụ đã có những tín hiệu khả quan khi xuất khẩu ra nước ngoài như dịch vụ viễn thông; phần mềm,v.v... Các sản phẩm Việt Nam luôn có ưu thế về giá và được các nhà nhập khẩu đánh giá cao. Việt Nam nên tiếp tục duy tŕ những thế mạnh này và mở rộng phạm vi xuất khẩu dịch vụ. Ví dụ dịch vụ viễn thông Việt Nam hiện nay đang chiếm ưu thế ở thị trường Lào, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam có thể áp dụng kinh nghiệm này để thâm nhập các thị trường lân cận. Ở lĩnh vực phần mềm, thực tế đây là lĩnh vực không liên quan nhiều đến các điều kiện yếu tố bên ngoài, chủ yếu là yếu tố nguồn nhân lực; các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có thể có năng lực chuyên môn tốt nhưng thiếu cơ hội tiếp cận thị trường; nếu giải quyết được yếu tố xúc tiến thương mại, Việt Nam hoàn toàn tự tin tiếp cận với các thị trường lớn hơn.

3.1.2.1 Cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực thương mại dịch vụ còn non trẻ, hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính còn nhiều yếu kém và thiếu minh bạch. Khi gia nhập Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các cam kết xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, thủ tục hành chính, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,v.v... Điều này tự động sẽ thúc đẩy Nhà nước phải có những cải cách về pháp luật, quản lý công, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ. Không chỉ riêng các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được hưởng lợi khi tiếp cận thị trường, mà chính các nhà cung cấp dịch vụ nội địa sẽ có nhiều lợi ích nhất. Đây sẽ là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt có ý nghĩa với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã hội.

3.1.2.2 Thu hút đầu tư từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, cải thiện quan hệ thương mại dịch vụ với các đối tác của Hiệp định TPP

Gia nhập Hiệp định TPP, với những cam kết về mở cửa thị trường, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tăng cường đầu tư vào nước ta. Với quy mô dân số lên tới 86,9 triệu người (2010) (Tổng cục thống kê, 2012) và một nền thương mại dịch vụ phát triển chưa cao, các đối tác nước ngoài, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Australia, Singapore,v.v... sẽ có nhiều cơ hội tại thị trường Việt Nam. Việc nhiều nhà cung cấp dịch vụ ra nhập thị trường sẽ nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, giúp người tiêu dùng dịch vụ có nhiều lựa chọn với giá cả hợp lý và chất lượng cao hơn. Đặc biệt trong một số ngành dịch vụ trọng điểm của Việt Nam như dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn, dịch vụ xây dựng, máy tính và các dịch vụ liên quan v.v...các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, dễ

Nam và các đối tác của Hiệp định TPP sẽ được cải thiện, phát triển, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu.

3.1.2.3 Hiện đại hóa, nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ trong nước

Với việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ra nhập thị trường, các nhà cung cấp dịch vụ nội địa sẽ có cơ hội tiếp cận với những kỹ thuật, chuyên môn, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển. Nếu các nhà cung cấp dịch vụ nội địa có cơ hội hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, họ sẽ học hỏi được những kiến thức và kinh nghiệm này để nâng cấp chất lượng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp mình, tiếp cận với tiêu chuẩn thế giới. Hơn nữa, khi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bước chân vào Việt Nam với dịch vụ chất lượng cao và đa dạng, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, điều này sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ nội địa tự hoàn thiện mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài; những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không tự nâng cấp mình sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Đây sẽ là lợi ích lâu dài đối với nền thương mại dịch vụ Việt Nam để giúp các doanh nghiệp có dịch vụ chất lượng cao, áp dụng công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tốt.

3.1.2.4 Nâng cao chất lượng lao động và bảo vệ môi trường

Khi gia nhập Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những yêu cầu cao về các tiêu chuẩn lao động hay môi trường. Tuy nhiên, việc thực thi các tiêu chuẩn này nhìn chung sẽ giúp Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu tư từ các nước đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa. Việc bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống của người dân, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Những tiêu chuẩn cao về lao động góp phần giúp người lao động Việt Nam được đãi ngộ tốt hơn và được bảo vệ quyền lợi của mình.

kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Một phần của tài liệu đàm phán hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (Trang 55)