Các tai nạn thường xẩy ra trong thời gian thực tập

Một phần của tài liệu Phiếu khảo sát sản phẩm khai thác - Lưới kéo (Trang 41 - 44)

- Bị rách lưới trong quá trình làm việc cọ sát vật cản hay nền đáy và cách khắc phục là tắt máy và giảm tốc độ hoặc chạy máy lùi sau đó thắt dây thu sản lượng và thu lưới lên tàu.

- Phao mắc vào dây đầu cánh lưới khiến miệng luới bị thu hẹp. - Dây chì mắc vào phao khiến miệng lưới không mở.

- Lưới bị xoắn do bị rối giữa hệ thống dây và lưới. Cách khắc phục các trường hợp bị xoắn dây và lưới: nếu nhẹ thì chỉ cần tăng tốc tàu hoặc tự nhả xoắn, trường hợp nặng thì phải thu lưới lên tàu và khắc phục sự cố.

- Đứt dây kéo,đứt lưới do mắc vật cản, quá tải, hay do tàu tăng tốc đột ngột… Cách khắc phục là vớt lưới lên và vá lưới.

- Đứt dây kéo lưới thì phải dừng máy đồng thời lùi lại và kéo phần dây còn lại và thu lưới lên.

CHƯƠNG VI NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

I. Về tàu thuyền: Tàu tôi thực tập là tàu đóng mới và kích thước tương

đối lớn. Mặt khác tàu được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: các trang thiết bị phục vụ khai thác, thiết bị hàng hải, trang thiết bị cứu hộ, điện nước…

II. Ngư cụ: trên 2 tàu được trang bị 3 lưới kéo để đảm bảo quá trình sản

xuất trên biển diễn ra liên tục dù khi gặp sự cố tai nạn. Ngoài ra tàu còn các trang thiết bị phục vụ quá trình khai thác như hệ thống máy tời, trục cẩu, máy xay đá, hệ thống con lăn…

III. Tổ chức sản xuất: Quá trình sản xuất được bố trí hợp lý trên cả 2 tàu

về nhân công lao động cũng như các trang thiết bị thiết yếu.

IV. Quy trình đánh bắt một mẻ lưới: được diễn ra đúng trình tự kết hợp

giữa 2 tàu, nguồn lao động trên tàu chủ yếu ở tàu cái ( tàu lưới). Quá trình thả lưới và thu lưới đều được tiến hành trên tàu cái. Trong quá trình thu,thả lưới điều rất mực quan trong là sự ăn ý kết hợp giữa 2 thuyền trưởng 2 tàu để đảm bảo tốc độ phù hợp trong quá trình khai thác được thuận lợi.

V. Kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm hầu hết

được dựa vào kinh nghiệm lâu lăm của các thủy thủ và thuyền trưởng. Quá trình bảo quản sản phẩm thì hầu hết được muối đá và được bảo quản trong khoang chứa, riêng mực ống được sẻ và phơi khô. Trong trường hợp trời mưa lâu ngày thì mực cũng được muối đá. Sản phẩm khai thác hầu hết được bán cho cái lái buôn tại bến.

CHƯƠNG VII NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH NGHỀ CÁ

1. Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/ 7/2007 về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro thiên tai trên biển.

2. Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020

3. Nghị định của Chính phủ Số: 59/2005/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

4. Nghị định của Chính Phủ Số 66/2005/NĐ-CP về Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản

5. Nghị định Số : 128/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

6. Nghị định 123/2006/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển ( từ điều 4 đến điều 12).

7. Quy định mới Số: 33/2010/NÐ-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 03 nam 2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản

Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nghề Lưới Kéo, nhà suất bản nông nghiệp – Nguyễn Văn

Động.

2. Đan vá lưới, Cắt - ghép - lắp ráp ngư cụ - Th.s Hồ Ngọc Điệp.

3. Các nghị định Chính phủ về Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của

tổ chức cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Bài giảng Thiết bi cơ giới hóa các quá trình đánh bắt – T.S Vũ Văn Xứng.

5. Tài liệu và hình ảnh thu được trên tàu thực tập. 6. Phần mềm google Earth

Một phần của tài liệu Phiếu khảo sát sản phẩm khai thác - Lưới kéo (Trang 41 - 44)