Mục tiêu CNH, HĐH tổng quát đến năm

Một phần của tài liệu Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của việt nam hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp (Trang 33)

2020

Hệ mục tiêu phát triển của Việt Nam thường phản ánh một tham vọng rất cao. Tuy nhiên, chúng lại thường ít được luận chứng đầy đủ. Tính tham vọng là cần có khi xác định hệ mục tiêu phát triển. Song, đối với các mục tiêu phát triển quốc gia, nếu chúng không khả thi, sẽ làm lạc hướng các nỗ lực, tạo ra những ảo tưởng có hại cho việc điều hành chính sách.

Quan điểm về mục tiêu CNH, HĐH đến năm 2020

bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển sang kinh tế tri thức phải khác hẳn tư duy về mục tiêu và chiến lược phát triển trong thời đại chiến tranh lạnh, đối đầu, biệt lập, khép kín và công nghiệp cơ khí. Yêu cầu đó là rất cấp bách, được thể hiện tập trung ở một số điểm sau:

- Về các mục tiêu kinh tế định hướng (lớn), không thể quan tâm một cách thiên lệch đến một số chỉ tiêu định lượng “tĩnh” mô tả trạng thái kinh tế cần đạt, ví dụ, tốc độ tăng GDP và tăng xuất nhập khẩu, mức GDP và kim ngạch xuất, nhập khẩu tính theo đầu người; tỷ lệ giảm hộ dân đói nghèo, v.v. là bao nhiêu tại những thời điểm xác định (ví dụ mốc năm 2020). Cũng

không thể duy nhất dựa vào các mục tiêu này để định hướng quá trình CNH, HĐH. Tuy quan trọng, song cách lượng định mục tiêu này không đủ làm cơ sở bảo đảm cho việc thiết kế một chiến lược phát triển đúng trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan trọng không kém hệ mục tiêu đó là các mục tiêu xác định vị thế và triển vọng của Việt Nam (của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam) trong nền kinh tế thế giới, trong hệ thống phân công lao động quốc tế và khu vực. Đó là loại mục tiêu liên quan đến (i) thu hẹp khoảng cách tụt hậu phát triển so với các nước đi trước; (ii) vai trò của Việt Nam trong hệ thống phân công lao động quốc tế và vị thế, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Tránh thiên lệch, quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ các mục tiêu khác. Phải quan tâm đến hệ mục tiêu phát triển toàn diện, bao gồm cả văn hóa, xã hội, môi trường, được phản ánh trong hệ mục tiêu phát triển con người.

Chiến lược phát triển trong thế kỷ XXI không thể là chiến lược chỉ chạy theo một hay một số mục tiêu đơn lẻ. Nó không đơn thuần nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà phải là một chiến lược phát triển tổng hợp và toàn diện kinh tế - xã hội - môi trường và con người, thống nhất mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Về thực chất, chiến lược phát triển trong thế kỷ XXI phải là chiến lược lấy con người làm trung tâm, dựa vào con người. Mục tiêu của chiến lược là tạo nhiều việc làm cho người lao động, cải thiện các điều kiện sống và tăng cường năng lực phát triển của con người, bảo đảm phát triển bền vững.

Đặc biệt, phải chú đến nhóm các mục tiêu liên quan đến quá trình hội nhập, ví dụ như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển (vị trí so sánh trong xếp hạng quốc tế và vị thế cạnh tranh quốc gia), mục tiêu an sinh xã hội, chống các rủi ro thị trường, v.v. - Mục tiêu dài hạn (về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020) phải đủ cụ thể và nhất quán trong một chuỗi các mục tiêu cụ thể, mang tính hiện thực. Quá trình đạt mục tiêu phải được cụ thể hóa thành một lộ trình với các mốc trung hạn (năm 2010 và 2015), theo đó, việc thiết kế hệ mục tiêu trung hạn (cho năm 2010 và 2015) phải dựa vào và nhất quán với hệ mục tiêu dài hạn năm 2020. Các mục tiêu trung hạn phải xác thực theo nghĩa chúng là những bước trung gian tạo tiền đề và cơ sở để đạt mục tiêu phát triển cuối cùng và tối cao (2020).

Một số mục tiêu kinh tế chủ yếu phải đạt vào năm 2020 - cụ thể hóa nội dung mục tiêu “về cơ

bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”

(1) Mục tiêu GDP bình quân đầu người

- Đạt mức 2.500 - 3.000 USD, đứng trong nhóm nước có thu nhập trung bình khu vực (gồm Trung Quốc và ASEAN-4: Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines).

Hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm thu nhập thấp trong khu vực (nhóm CLMV).

- Đến năm 2010, nền kinh tế phải thoát khỏi ngưỡng “nước thu nhập thấp”, tức là trở thành nước có mức GDP/người vượt qua mức 1000 USD. Mục tiêu này, cho đến nay, được nhiều chuyên gia tính toán là khả thi.

- Thu hẹp khoảng cách chênh lệch GDP/người (tính theo PPP): đến năm 2020 cố gắng đạt

mức bình quân của các nước đang phát triển.

Xem xét vấn đề một cách tổng quát, mấu chốt chính là ở chỗ phải đổi mới mạnh mẽ

Một phần của tài liệu Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của việt nam hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp (Trang 33)