Chuẩn mực kế toán là văn bản pháp quy của nhà nước có tính độc lập và không phụ thuộc vào các văn bản pháp quy khác về cơ chế tài chính hay chính sách thuế của nhà nước. Như vậy có nghĩa là giữa các văn bản pháp quy này chắc chắn có những điểm không thống nhất với nhau. Chuẩn mực kế toán được ban hành là văn bản có tính độc lập để cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị áp dụng song thực tế thiên biến vạn hoá phức tạp hơn nhiều nên nhiều khi có sự không thống nhất giữa chế độ và thực tế là điêù không tránh khỏi. Hoàn thiện chuẩn mực trên cơ
sở nguyên tắc khách quan là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của kế toán. Trong khi đó, khấu hao lại là phạm trù có tính chủ quan trong kế toán, do vậy để tiến hành khấu hao đúng, đầy đủ, hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp là một điều hết sức khó song lại là vấn đề hết sức quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp , cơ quan, đơn vị vì hầu như tất cả các doanh nghiệp, các cơ quan đều sử dụng TSCĐ chỉ khác là sử dụng ít hay nhiều, tính chất của TSCĐ và nguồn vốn đầu tư từ đâu. Vì thế, việc xây dựng chuẩn mực kế toán hoàn thiện cho nghiệp vụ trích khấu hao trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, cần
được giải quyết càng sớm càng tốt.
II. Phương hướng hoàn thiện phương pháp khấu hao TSCĐtrong các doanhnghiệp: trong các doanhnghiệp:
1. Để khách quan trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khấu hao là phạm trù mang tính chủ quan đây là đặc tính cố hữu của khấu hao. Mức khấu hao có ảnh lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, để khách quan nhất trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh thì không nên đưa khấu hao vào trong chi phí kinh doanh thì phần còn lại là lãi thực. Không tính khấu hao
nữa thì làm thế nào để thu hồi vốn đầu tư? Ta sẽ thu hồi vốn đầu tư dần dần dựa trên chi phí và kết quả kinh doanh, năm nào thu được nhiều lợi nhuận thì tính khấu hao nhiều, năm nào thu được ít lợi nhuận thì ta tính khấu hao ít hoặc không tính khấu hao. TSCĐ sẽ được tính khấu hao cho đến khi thu hồi được toàn bộ vốn đầu tư ban đầu, giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ có thể coi là một khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng khó khăn khi trong năm doanh nghiệp có thu nhập thấp hoặc bị lỗ. Song việc áp dụng phương pháp này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, nhất là cơ
quan thuế. Do vậy, để áp dụng phương pháp này thì đòi hỏi phải có sự thay đổi tư
duy quản lý trong các doanh nghiệp, cần có biện pháp để lành mạnh hoá đội ngũ
cán bộ nhà nước. Để tránh tình trạng tính mức thu hồi vốn một cách bừa bãi thì cần có sự quy định rõ ràng đối với từng loại tài sản, với TSCĐ có giá trị từ bao nhiêu triệu đến bao nhiêu triệu thì quy định rõ chỉđược phép thu hồi vốn trong bao nhiêu năm. Phương pháp này có thể là một biện pháp khá thoáng cho các doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn đầu tư song lại yêu cầu tính tự giác của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp rất cao mới có thể thực hiện được một cách có hiệu quả.
2. Nên đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao.
Như đã phân tích ở trên, thiết nghĩ ta cũng nên đưa giá trị thu hồi vào công thức tính toán xác định và trích khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên việc ước tính giá trị thu hồi như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề cần nghiên cứu kỹ và cần có sự chỉ đạo hướng dẫn của các cơ quan chức năng Nhà nước. Nếu chỉ tiêu giá trị thu hồi được
đưa vào công thức thì công thức xác định mức khấu hao sẽ là: Mức trích khấu hao;trung bình hàng năm = Error!
Số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn sử
dụng được trong các doanh nghiệp ngày càng cao điều đó chứng tỏ phương pháp khấu hao đang được áp dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định mức khấu hao là chưa phù hợp. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao cho thời gian sử dụng TSCĐ ước tính để trích khấu hao càng sát với thời gian sử dụng thực tế
càng tốt. Trong tương lai nếu giải pháp trên được áp dụng thì nó sẽ góp phần giảm thiểu số lượng TSCĐ có giá trị còn lại bằng không ở trong các doanh nghiệp.
Với những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn còn đang sử dụng để
quản lý và khai thác có hiệu quả tốt, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Tổ chức kiểm kê đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã khấu hao hết. Nếu tài sản còn sử dụng tốt thì phải tăng cường quản lý hiện vật, tăng công suất sử dụng, sớm có kế hoạch thay thế.
Nhượng bán, thanh lý những tài sản đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém để tránh nguy cơ mất an toàn lao động (do chúng không đảm bảo chất lượng), mất cơ hội đầu tư trang thiết bị có công nghệ hiện đại, kỹ
thuật tiên tiến.
Trong báo cáo thuyết minh tài chính hàng năm phải đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, công nghệ, tính năng tác dụng của những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá hiện có tại doanh nghiệp, phân tích
đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục sử dụng hay không sử dụng những tài sản này để có quyết định kịp thời.
3.Về giá trị phải khấu hao và thời gian sử dụng của TSCĐ:
Giá trị khấu hao của TSCĐ phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho đơn vị. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cần quan tâm tới các nhân tố sau:
Mức độ sử dụng ước tính của đơn vị đối với TSCĐ thông qua công suất hoặc sản lượng ước tính.
Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử
dụng tài sản như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của đơn vị đối với tàI sản và việc bảo quản tài sản trong những thời kỳ không sử
dụng tài sản.
Hao mòn vô hình phát sinh trong việc thay đổi hay cải tiến dây chuyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra.
Gới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hợp đồng của những tài sản thuê.
Phương pháp khấu hao do đơn vị áp dụng phải nhất quán trừ khi có sự thay
đổi trong cách thức sử dụng tài sản thì đơn vị mới được thay đổi phương pháp khấu hao. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao cần được xem xét lại ít nhất là cuối mỗi năm tài chính.
Nhìn chung để có thể hoàn thiện được hệ thống chuẩn mực kế toán thì các cơ
doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị áp dụng đúng các chuẩn mực kế toán của nhà nước, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
III.Phương hướng hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp : doanh nghiệp :
1. Sử dụng tài khoản 009: