Môi rất dày.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ CHỦNG TỘC (Trang 25 - 26)

2.1.1.8. Hình dạng đầu

Nhìn từ trên xuống, hình dạng đầu gồm có 4 loại - Đầu dài.

- Đầu trung bình. - Đầu ngắn. - Đầu quá ngắn.

Ngoài đặc điểm dài hay ngắn, đầu còn có đặc điểm cao hay thấp nếu nhìn nghiêng. Muốn đánh giá đầu cao hay thấp, người ta tính các chỉ số cao dài và cao ngang. Chiều cao đầu là khoảng cách từ điểm cao nhất của đỉnh đầu tới lỗ tai, còn chiều dài và ngang được đo như đã nói ở trên khi tính chỉ số đầu.

2.1.1.9. Tầm vóc cơ thể

Bao gồm chiều cao, trọng lượng cơ thể,…

2.1.1.10. Tỷ lệ thân hình

Tỉ lệ thân hình là tỷ lệ giữa bề dài của mình, đầu, cổ với chiều dài của chân. Trên thực tế, 2 người cao bằng nhau nhưng chưa chắc chân đã dài bằng nhau. Cách phân loại như sau:

- Nếu mình ngắn, chân dài: Khổ người hình dài.

- Nếu mình và chân bằng nhau: Khổ người trung bình. - Nếu mình dài, chân ngắn: Khổ người hình ngắn.

Phần lớn nhân loại thuộc loại khổ người trung bình và những người có tầm vóc cao đều thuộc khổ người hình dài.

2.1.1.11. Răng

Hình dạng răng ở từng đại chủng không giống nhau.

- Người Môngôlôit – Ôtxtralôit, răng cửa hình lưỡi xẻng, 2 gờ nổi cao, ở giữa lõm xuống.

- Người Ơrôpêôit - Nêgrôit, răng cửa hình lưỡi xẻng ít, răng hàm trên có núm phụ gọi là núm Karabeli (hầu như không có ở hai đại chủng trên).

2.1.1.12.Vân tay

Vân tay của toàn nhân loại có 3 loại: xoáy, móc cung. Vân tay ở các đại chủng cũng có khác nhau.

Ví dụ: Ở đại chủng Môngôlôit và Ôtxtralôit vân tay có xoáy nhiều hơn; trong khi đó ở các đại chủng Ơrôpêôit và Nêgrôit, vân tay có xoáy ít hơn.

2.1.2. Gen

Mỗi gen mang một tính di truyền cho thế hệ con cháu theo cơ chế mã thông tin. Mỗi gen mang một thông tin được mã hoá bởi thứ tự sắp xếp riêng của các nuclêôtit trong phân tử AND. Đơn vị thông tin di truyền được dùng là nhóm bộ ba các nuclêôtit và được gọi là mã bộ ba. Tóm lại, nói một cách đơn giản, gen là một đơn vị di truyền nằm trong thể nhiễm sắc của nhân tế bào có đặc tính di truyền đặc điểm di truyền theo cơ chế mã thông tin. Mỗi cá thể mang một số gen nhất định. Mỗi chủng tộc tức là một quần thể người gồm nhiều cá thể giống nhau về phương diện di truyền được định nghĩa như là một nhóm cư dân khác với các nhóm cư dân khác bởi tấn số gặp của một hay nhiều gen và được gọi là các típ gen hay các loại gen.

2.1.3. Nhóm máu

Máu có 2 thành phần chủ yếu: một là các thành phần hữu hình như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố tức những tế bào của máu và huyết thanh. Dựa vào đặc điểm khác nhau của các thành phần trên, người ta chia ra các loại máu. Trong số các thành phần máu kể trên, nhóm hồng cầu còn được gọi là nhóm máu đã được nghiên cứu nhiều nhất và đã thu được nhiều kết quả rất có giá trị về mặt nhân chủng học. Dựa vào kết quả nghiên cứu các nhóm hồng cầu, các huyết cầu tố ở các chủng tộc khác

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ CHỦNG TỘC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w