Bảng 4. Phương thức khống chế và mức độ phổ biến
của thiên địch trên ruộng lúa tỉnh Bình Định
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Phưong thức khống chế MĐ p.biến
1. Nhện chân dài hàm to
Tetragratha maxillosa
Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng
+++
2. Nhện bụng
tròn hàm dài Tetragratha sp
Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + 3. Nhện chân dài bụng nhọn Tetragratha javana
Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng ++ 4. Nhện linh miêu sọc lưng Oxyopes lineatipes
Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một
số loại ấu trùng
5. Nhện linh miêu vân xiên
Oxyopes javanus
Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng +++ 6. Nhện nhảy vằn lưng Bianor hotingchiehi
Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng
+
7. Nhện lùn Atypena adelinae
Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng
+
8. Nhện lycosa Lycosa sp1
Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng
+++
9. Nhện lycosa Lycosa sp2
Bắt mồi trực tiếp, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng
+
10. Nhện vân lưng
hình mác Araneus inustus
Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng
+
11. Nhện lưới Argiope catenulata
Giăng lưới bắt mồi, ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng ++ 12. Ong kén nhỏ kí sinh sâu cuốn lá
Apanteles sp Kí sinh trứng và sâu non +
13. Ong cự nâu
14. Ong kén
đèn lồng Charops bicolor Kí sinh sâu non + 15. Ong cự vàng Xanthopimpla sp1 Kí sinh nhộng ++ 16. Ong cự vàng lưng chấm đen Xanthopimpla sp2 Kí sinh nhộng + 17. Ong cự vàng 8 chấm đen Xanthopimpla sp3 Kí sinh nhộng +++ 18. Ong cự khoang ngực Amauromorpha
sp Kí sinh sâu non ++ 19. Kiến lửa Solenopsis
geminata
Ăn thịt tất cả các pha
sinh trưởng của sâu hại + 20. Đuôi kìm Forficula sp Ăn thịt sâu non + 21. Đuôi kìm đen Euborellia stali Ăn thịt sâu non + 22. Muồm muỗm Conocephalus
sp1 Ăn trứng sâu hại ++ 23. Muồm muỗm Conocephalus
sp2 Ăn trứng sâu hại + 24. Dế nhảy Metioche sp Ăn trứng sâu hại + 25. Bọ xít nước Microvelia
douglasi
Ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng + 26. Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Ăn trứng và một số con trưởng thành +++ 27. Gọng vó Limnogonus sp Ăn thịt con trưởng thành
và một số loại ấu trùng + 28. Bọ xít gai viền
trắng
Andrallus spinidens
Ăn thịt cả con trưởng
29. Bọ xít ăn sâu Coranus sp1 Ăn thịt cả con trưởng
thành và ấu trùng + 30. Bọ xít ăn sâu Coranus sp2 Ăn thịt cả con trưởng
thành và ấu trùng + 31. Chuồn chuồn
kim xanh lam
Agriocnemis
femina Ăn thịt con trưởng thành +++ 32. Chuồn chuồn
kim vàng cam
Agriocnemis
pymaea Ăn thịt con trưởng thành + 33. Chuồn chuồn
ngô
Brachythemis
contaminata Ăn thịt con trưởng thành + 34. Bọ rùa đỏ Micraspis sp Ăn trứng, trưởng thành
và ấu trùng +++ 35. Bọ rùa đỏ 2 chấm đen Micraspis crocea Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + 36. Bọ rùa 6 chấm Menochilus sexmaculatus Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng +++ 37. Bọ rùa 10 chấm Harmonia octomaculata Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng ++ 38. Bọ xịt khói Pheropsophus jessoensis Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + 39. Bọ 3 khoang Ophionea sp Ăn trứng, trưởng thành
và ấu trùng + 40. Cánh cứng cánh ngắn Paederus fuscipes Ăn trứng, trưởng thành và ấu trùng + 41. Bọ ngựa Empusa unicornis
Ăn thịt con trưởng thành và một số loại ấu trùng +
- Các loài thiên địch có các phương thức khống chế sâu hại khác nhau:
+ Các loài thuộc bộ nhện lớn (Araneida) chủ yếu ăn con trưởng trành, một số trường hợp ăn thịt cả ấu trùng. Trong số này, có những loài giăng lưới bắt mồi như: Nhện chân dài hàm to (Tetragratha maxillosa), Nhện bụng tròn hàm dài (Tetragratha sp), Nhện chân dài bụng nhọn (Tetragratha javana), Nhện vân lưng hình mác (Araneus inustus), Nhện lưới (Argiopecatenulata), sâu hại trưởng thành khi bay bị dính vào lưới sẽ bị chúng ăn thịt. Có những loài bắt mồi trực tiếp như: Nhện linh miêu sọc lưng (Oxyopes lineatipes), Nhện linh miêu vân xiên (Oxyopes javanus), Nhện nhảy vằn lưng (Bianor hotingchiehi), Nhện lùn (Atypena adelinae), Nhện lycosa (Lycosa sp1), Nhện lycosa (Lycosa sp2), chúng đuổi theo và vồ lấy con mồi.
+ Các loài ong kí sinh thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) kí sinh vào các pha sinh trưởng của sâu hại. Các loài thuộc giống Xanthopimla kí sinh vào pha nhộng; các loài: Ong cự nâu vàng (Temelucha sp), Ong kén đèn lồng (Charops bicolor), Ong cự khoang ngực (Amauromorpha sp) kí sinh vào pha sâu non; riêng loài Apanteles sp kí sinh vào cả pha trứng và pha sâu non của sâu hại.
+ Kiến lửa (Solenopsis geminata) ăn thịt tất cả các pha sinh trưởng của sâu hại.
+ Hai loài thuộc bộ cách da (Dermaptera) là Đuôi kìm (Forficulasp) và Đuôi kìm đen (Euborellia stali) chủ yếu ăn thịt sâu non. Đặc biệt chúng có thể chui vào lỗ đục thân để tiêu diệt sâu đục thân nằm bên trong thân cây lúa.
+ Muồm muỗm (Conocephalussp) và Dế nhảy (Metiochesp) chủ yếu ăn trứng sâu hại.
+ Các loài thiên địch thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) ăn thịt các pha khác nhau của sâu hại, bao gồm trứng, ấu trùng và trưởng thành. Riêng Bọ
xít nước (Microvelia douglasi) và Gọng vó (Limnogonus sp) chỉ có khả năng ăn thịt các loại côn trùng khi rơi xuống nước, đặc biệt là các loài rầy.
+ Các loài thuộc bộ chuồn chuồn (Odonata) đuổi theo và bắt các con trưởng thành đang bay.
+ Các loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) như : Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa đỏ 2 chấm đen (Micraspis crocea), Bọ rùa 6 chấm (Menochilussexmaculatus), Bọ rùa 10 chấm (Harmoniaoctomaculata), Bọ xịt khói (Pheropsophus jessoensis), Bọ 3 khoang (Ophionea sp), Cánh cứng cánh ngắn (Paederusfuscipes) ăn thịt các pha sinh trưởng của sâu hại, bao gồm pha trứng, pha ấu trùng và pha trưởng thành.
+ Bọ ngựa (Empusa unicornis) ăn thịt các con trưởng thành và một số loại ấu trùng
- Điều đáng chú ý là trong 41 loài thiên địch được tìm thấy có 8 loài xuất hiện với tần suất rất cao là: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), Chuồn chuồn kim xanh lam (Agriocnemis femina), Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis) Ong cự vàng 8 chấm đen (Xanthopimpla sp3), Nhện chân dài hàm to (Tetragratha maxillosa), Nhện linh miêu vân xiên (Oxyopes javanus), Nhện lycosa (Lycosa sp1); 7 loài thiên địch khác cũng khá phổ biến là Nhện lưới (Argiope catenulata), Nhện chân dài bụng nhọn (Tetragratha javana), Muồm muỗm (Conocephalus sp1), Bọ xít gai viền trắng (Andrallus spinidens), Ong cự khoang ngực (Amauromorphasp), Ong cự vàng (Xanthopimpla sp1), Bọ rùa 10 chấm (Harmonia octomaculata) ; các loài thiên địch còn lại ít phổ biến trên ruộng lúa Bình Định.
Với những số liệu đã điều tra được về sâu hại và thiên địch nêu trên. Chúng tôi nghĩ rằng thay vì quá lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học, nông dân nên duy trì mối quan hệ tự nhiên giữa cây lúa – sâu hại – thiên địch bằng
cách giữ cho hệ sinh thái ruộng lúa được cân bằng và ổn định, đặc biệt là quan tâm đúng mức đến thiên địch và tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch trên ruộng lúa phát triển.