Phát triển mạnh ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn trong cơ cấu công nghiệp như: nhóm ngành chế biến nông, lâm sản và nhóm ngành công nghiệp quan trọng (thủy điện). Đặc biệt Sơn La được đánh giá là tình có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước: Sơn La có thể phát triển khoảng 3.400 MW công suất các nguồn điện, với sản lượng hàng năm trên 14 tỷ kWh. Ngoài ra nhìn trên bản đồ đất nước, Sơn La có hệ thống sông, suối khá dầy đặc, với mật độ từ 1,2 đến 1,8 km/km2. Trong đó, sông Đà, đoạn chảy vào địa phận tỉnh Sơn La dài 253 km gồm 24 chi lưu lớn như Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Muội, Nậm Pàn, Suối Tấc, Suối Sập và nhiều suối nhỏ, độ dốc lớn. Sông Mã (đoạn chảy trên địa phận tỉnh Sơn La) dài 93 km với 11 chi lưu lớn là Nậm Công, Nậm Sai, Nậm Lẹ, Nậm Thi và nhiều suối nhỏ trên diện tích lưu vực rộng 2.800 km2.
Hầu hết các sông suối thuộc địa phận tỉnh Sơn La có độ dốc lòng sông lớn, lắm thác ghềnh. Hai lưu vực sông Đà và sông Mã đã tạo cho Tây Bắc giống như những lòng máng khổng lồ, có đoạn "máng" nằm dưới cos 100 mét (so với mặt biển) xung quanh là núi non, trong đó có đỉnh cao nhất nằm trên dãy Pu Đen Đin cao 1.934 mét.
Với tiềm năng thuỷ điện như vậy, trên địa bàn tỉnh hiện đang xây dựng các công trình thủy điện lớn như Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến. Ngoài ra, Sơn La còn có hơn 100 vị trí có thể xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ, với tổng công suất trên 500 MW.( Riêng trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, tỉnh Sơn La dự kiến xây dựng khoảng 40 dự án công trình thuỷ điện vừa và nhỏ). Công trình Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà, tại xã Ít Ong, huyện Mường La, cách Thủy điện Hòa Bình 250km về phía thượng lưu. Với công suất 2400 MW (với mực nước dâng 215m) cho sản lượng điện 10,2 tỷ KWh điện trung bình năm, Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á sẽ đi vào phát điện năm 2010. Đây được coi là thế mạnh mà không phải tình nào cũng có được, vì vậy đó sẽ là cơ hội rất lớn để tỉnh phát triển công nghiệp thủy điện trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
3.Phát triển các ngành dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong GDP
Phát triển mạnh thị trường trong nước để phát triển sản xuất, đảm bảo giữ vững quan hệ cung - cầu đối với nền kinh tế của một số hàng hóa thiết yếu.
Tận dụng mọi khả năng đẩy manh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn, cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
Phát triển dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển những dịch vụ có chất lượng cao; phát triển mạng lưới vận tải đường sắt, đường bộ bảo đảm vận tải hàng hóa thiết yếu lên từng thôn bản.
Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng đồng bộ và ổn định, phù hợp với xu thế phát triển cả nước, đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin của xã hội và an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.