HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY KỴ KHÍ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về CÔNG NGHỆ PHÂN hủy kỵ KHÍ THU METAN và HIỆN TRẠNG áp DỤNG CÔNG NGHỆ này tại VIỆT NAM (Trang 25)

TẠI VIỆT NAM

4.1.ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY KỴ KHÍ TRONG NÔNG NGHIỆP.

4.1.1. Quy mô nhỏ (hộ gia đình)

Ở quy mô nhỏ công nghệ phân hủy kỵ khí được phát triển rất mạnh, đặc biệt là dự án hỗ trợ công nghệ này cho ngành chăn nuôi Việt Nam:

“Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Dự án khí sinh học Nông nghiệp) do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Cục Nông nghiệp (nay là Cục Chăn nuôi) – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổ chức phát triển của Hà Lan (SNV) chủ trì, là dự án rộng lớn nhất trong lĩnh vực KSHquy mô nhỏ. Quá trình phát triển của dự án trải qua 3 giai đoạn: ∗ Giai đoạn I (2003 – 2006) Sau 4 năm chuẩn bị các thủ tục, tháng 1 năm 2003, dự án đã bắt đầu được triển khai với mục tiêu (3 năm) là triển khai xây dựng 10.000 công trình quy mô gia đình ở 10 tỉnh thuộc tất cả các vùng kinh tế. Do được hưởng ứng nhiệt tình, một năm sau dự án đã mở rộng thêm 2 tỉnh và mục tiêu nâng lên thành 12.000 công trình. Tuy nhiên vì nhu cầu của người ứng dụng lớn nên đến năm cuối mục tiêu được nâng lên tới 18.000 công trình và đã hoàn thành khi kết thúc vào tháng 1– 2006. Thành công này đã mang lại Giải thưởng Năng lượng toàn cầu năm 2006 cho dự án.

∗ Giai đoạn bắc cầu (2006):

Vì không chuẩn bị kịp để tiếp tục giai đoạn II nên dự án có giai đoạn bắc cầu 2006 để chuẩn bị thủ tục. Trong giai đoạn này dự án đã phát triển thêm 8 tỉnh nữa và xây dựng được 14.000 công trình.

∗ Giai đoạn II (2007 – 2011):

Tới tháng 7 – 2008 đã có 30 tỉnh và thành phố tham gia, số công trình do dự án xây dựng đã vượt 42.000.

Ngoài dự án kể trên, nhiều tổ chức khác cũng có những hoạt động về phân hủy

kỵ khí, đáng chú ý là:

∗ Viện Năng Lượng.

∗ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (Hội Làm vườn).

∗ Đại học Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh.

4.1.2. Quy mô lớn.

Chăn nuôi trang trại phát triển trong những năm gần đây đã thúc đẩy phát triển các công trình qui mô lớn. Một số công trình từ cỡ vài chục mét khối đã dần dần tiến tới vài trăm mét khối được xây dựng ở nhiều nơi. Ở Miền Nam, do chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, điều kiện khí hậu thuận lợi (nóng quanh năm) nên công nghệ phân hủy kỵ khí quy mô trang trại phát triển hơn. Một số công trình đã

được xây dựng theo nhiều kiểu khác nhau, thu hồi khí để phát điện tại Đồng Nai, Bình Dương... Tuy nhiên quy mô của các công trình cũng chỉ hạn chế ở thể tích phân huỷ vài trăm mét khối. Đáng chú ý là Khoa Chăn nuôi, Thú y của Đại học Nông - Lâm TP. HCM đã phát triển thành công kiểu bể xây dùng tấm HDPE (High Density Polyethylene) che phủ, mở ra triển vọng áp dụng công nghệ khí sinh học rộng rãi cho các trang trại vì chi phí đầu tư, vận hành thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Công nghệ ở quy mô lớn được gọi là hồ kỵ khí che phủ (covered anaerobic lagoon) hiện đang phát triển ở Mỹ cũng như nhiều nước trong khu vực (Thái Lan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a). Số công trình kiểu này đã

được xây dựng ở Đồng Nai và Bình Dương tới nay khoảng trên 10. Với lượng khí thu được lớn, đa số các trang trại đều dùng khí để phát điện với các tổ máy dùng

động cơ ô tô cũ kéo máy phát điện. Ở Miền Bắc, tuy điều kiện kém thuận lợi hơn nhưng lẻ tẻ cũng đã có một số công trình quy mô vài chục mét khối được xây dựng và khí cũng được dùng để phát điện. Đáng chú ý là công trình kiểu hồ kỵ khí có che

phủ được xây dựng (công nghệ Thái Lan) tại trang trại của Công ty Khoáng sản Hà

Tĩnh.

Công nghệ HDPE được Vinamilk áp dụng để phân hủy phân bò ở Hoài Nam – Hoài Bắc (Lâm Đồng)

4.2. CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY KỴ KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP.

Công nghệ khí sinh học đã được ứng dụng xử lý nước thải công nghiệp. Cho tới nay các công trình này đều do các công ty nước ngoài thiết kế và chuyển giao công nghệ. Một số công trình đã xây dựng như sau:

Liên doanh nhà máy Bia Đông Nam Á (Hà Nội) có lượng nước thải 600 m3/ngày đầu tư công trình kiểu UASB để xử lý. Công trình được điều khiển bởi một phần mềm máy tính. Trạm xử lý nước thải đã được đưa vào vận hành 5 năm với kết quả rất tốt.

Công trình xử lý nước thải nhà máy Cồn thuộc Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn (Thanh Hoá). Công trình có thể tích phân huỷ 16.000 m3, xử lý lượng nước thải 900 m3/ngày, công suất khí đạt 1.500 m3/giờ cung cấp cho lò hơi 1.200m3/giờ để cấp hơi. Công trình có các chuyên gia Ấn Độ giúp đỡ.

Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư hơn 21 tỷ đồng xây dựng công trình KSH kiểu UASB với công nghệ và thiết bị của Thái Lan ở nhà máy sản xuất tinh bột Mỳ Quảng Ngãi. Bể UASB có thể tích 5.000 m3gồm 3.500 m3 chứa nước thải và 1.500 m3 chứa khí. Công trình đã hoạt động. Khí được thu hồi để

thay dầu DO sấy sản phẩm. Công ty cũng đã thí điểm thành công hồ kỵ khí che phủ, thu hồi khí để thay thế than sấy tinh bột ở nhà máy sản xuất tinh bột Sắn Sơn Hải – Sơn Hà.

4.3.CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY KỴ KHÍ ỨNG DỤNG ĐỂ PHÂN HỦY RÁC ĐÔ THỊ THỊ

Việc ứng dụng phân giải kỵ khí để xử lý rác, thu hồi khí sinh học phát điện cũng đã được ứng dụng thành công. Nhà máy phát điện rác Gò Cát, TP. Hồ Chí Minh là công trình đầu tiên được Hà Lan giúp về tài chính (60%) và công nghệ.

Bằng công nghệ chôn lấp, phủ kín bằng tấm chống thấm HDPE, rác phân giải kỵ khí. Khí sinh học được thu hồi để chạy máy phát điện. Nước rác không tấm vào đất và cũng được thu hồi để xử lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn bộ bãi rác rộng 17,5 ha sẽ được ủ kỵ khí. Dự kiến lượng khí thu được dùng để chạy 3 máy phát điện với tổng công suất 2.430 kW. Hiện tại bãi rác mới được phủ 4 ha, mỗi ngày cho 410 m3 khí sinh học, chạy một máy phát điện, sản xuất 16.000 kWh.

Công nghệ này đã được ứng dụng tiếp tại bãi rác Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 12/2/20007 bãi rác 1A diện tích 98 ha, kinh phí xây dựng 138 tỷ đồng, được khởi công tháng 11/2006, công suất thiết kế 900.000 tấn rác, có khả

năng tiếp nhận 3.000 tấn/ngày, đã chính thức tiếp nhận rác. Ngày 16/2/2008, bãi rác số 2 cũng đã chính thức đưa vào hoạt động thay thế cho bãi chôn lấp 1A (đã hết khả

năng tiếp nhận vào đầu năm 2008) có sức chứa khoảng 4,464 triệu tấn rác, thời gian khai thác 5 năm với tổng mức vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về CÔNG NGHỆ PHÂN hủy kỵ KHÍ THU METAN và HIỆN TRẠNG áp DỤNG CÔNG NGHỆ này tại VIỆT NAM (Trang 25)