Nguyên lý hoạt động của mạch thu

Một phần của tài liệu ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI (Trang 26 - 32)

Khi nhấn bất kỳ phím nào ở bộ phận phát tương ứng led phát có nhiệm vụ biến dòng điện thành quang phát xạ ra môi trường, led thu nhận tín hiệu đó biến đổi từ quang thành điện, sau đó đưa qua bộ khuếch đại, tách sóng loại bỏ sóng

mang, rồi đưa tới đầu vào mạch điện IC BL9149 (chân 2 RIN), đầu tiên IC tiến

hình đối với tín hiệu đầu vào, sau đó xử lý ở các bộ phận dao động, bộ đếm số cộng, bộ nhớ dịch hàng đầu vào, bộ nhớ dịch hàng kiểm tra số liệu ghi, mạch xung đầu vào, kiểm tra mã, đo kiểm tra sai sót cuối cùng là mạch hãm xung đầu vào để đếm các ngõ ra liên tục và không liên tục.

Mạch sử dụng nguồn 5v DC ổn định được cấp trực tiếp vào IC và led thu. Led thu có 3 chân: [1] là chân mass, [2] chân hiệu ngõ ra, [3] chân nguồn có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ mạch phát, khuếch đại chúng sau đó được tách sóng loại bỏ sóng mang 38 KHz và giữ lại tín hiệu 12 bit rồi đưa ra chân Vout. Tín hiệu từ chân Vout của led thu được đảo pha bằng mạch đảo pha dùng transistor mắc theo kiểu E chung sau đó mới đưa vào chân RxIN của IC.

Chương II : Thi Công Mô Hình

Các linh kiện LC mắc song song một đầu tiếp đất và đầu còn lại nối với chân 15 của IC để tạo nên dao dộng cho mạch nhờ vào dao động đó mà IC mới kiểm tra được tín hiệu tiếp nhận và đồng hồ báo giờ bên trong. Sau khi BL9149 nhận tín hiệu ở Rxin nó tiến hành so sánh hai nhóm tín hiệu mà BL9149 phá ra (mỗi nhóm tín hiệu mà BL9148 phát ra l2 bit) sau khi nhận được nhóm tín hiệu thứ nhất lập tức gửi vào bộ nhớ ghi dịch 12 bit rồi sau đó so sánh với từng bit của nhóm tín hiệu thứ hai, nếu như hai nhóm tín hiệu đó giống nhau thì đầu ra tương ứng sẽ từ mức thấp lên mức cao còn nếu khác nhau thì sẽ gây ra sai sót, lập tức sẽ trở về trạng thái ban đầu trong tín hiệu phát ra của BL9148 có C1 C2 C3 cung cấp tín hiệu mã số người dùng vì vậy đầu tiếp nhận cần phải có tín hiệu mã số tương ứng, máy khác nhau có số khác nhau để có sự phân biệt giữa chúng.

Bl9148 phối hợp giữa người dùng cửa BL9149 cho ra 3 chọn lựa (bảng trình bày dưới)

C1 C2 C3

1 0 1

1 1 0

1 1 1

Để thu được và giải mã được thì phải thiết kế sao cho mã người dùng của mạch thu và mạch phát phải giống nhau. Với các chân 13, 14 nếu như chúng ta nối với tụ và nối với đất thì đại diện là (1) còn nếu chúng ta được nối trược tiếp với đất thì được đại diện là (0). Tương ứng với nó chân 14 là (C1), chân 13 là (C2). Còn lại C3 của chân BL9149 được đặt ở mức 1 tùy theo thiết kế của từng người mà chúng ta sẻ chọn 3 sự lựa chọn riêng (không có trường hợp C1 C2 của BL9149 đồng thời ở mức (00)).

Đối với BL9148 thì các diode đươc nối với các chân T1 T2 T3 với các chân Code thì chúng ta sử dụng chọn lựa thứ 3 đó là C1 C2 C3 (111). Như vậy chúng ta sẽ nối chân 13, 14 với tụ xuống đất.

Chương II : Thi Công Mô Hình 3 SƠ ĐỒ MẠCH IN

3.1 Mạch phát

3.2 Mạch thu

Chương II : Thi Công Mô Hình 4 KẾT QUẢ ĐO ĐƯỢC

Ta tiến hành thử mạch thu: Ấn công tắc tương ứng lần lượt ở mạch phát tín hiệu. dùng VOM đo điện áp tại các chân ra của IC xử lý. Nếu điện áp lên cao khoảng 3.5V và các led báo sáng là mạch thu đã hoạt động tốt. Nếu điện áp tại các chân ngõ ra chỉ khoảng 0.5V đến 1.2V là nguồn cung cấp cho mạch có vấn đề cần kiêm tra lại mạch. Có thể do nguồn cung cấp bị chạm hay do diode bị hỏng. Mạch thu đã hoạt động tốt các led báo đã sáng khi ấn công tắc nhưng không thể kéo tải được vì khi buông tay không kích công tắc nữa thì mạch sẽ quay về trạng thái cũ. Nghĩa là điện áp tại các chân ngõ ra của IC xử lý về trạng thái 0V.

Hình 2.4 Điện áp tại các chân của IC BL9149

Ta tiến hành thử mạch thu: dùng VOM thang đo Vôn vặn ở 0.5V đo điện áp tại chân Anôt của ngõ ra và dùng tay kích vào công tắc. Nếu thấy kim vọt lên nhấp nháy khoảng 0.5V đến 0.7V thì mạch đă hoạt động tốt

Hình 2.5 Điện áp tại các chân của IC BL9148

Chương II : Thi Công Mô Hình

Đo kiểm tra dạng sóng ra tại chân 15 (BL9148) khi ấn các công tắc khác nhau. Tín hiệu ra tại chân 15 khi ấn các công tắc khác nhau là dạng sóng vuông hỗn hợp gồm nhiều sóng vuông đan xen nhau, tùy chúng ta ấn công tắc nào mà dạng sóng ra sẽ có bao nhiêu xung vuông đặc trưng riêng cho từng kênh riêng biệt.

Hình 2.6 Tín hiệu ngõ ra khi ấn công tắc đầu tiên

Hình 2.7 Tín hiệu ngõ ra khi ấn công tắc thứ 2

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đồ án, chúng em đã đặt được những kết quả như sau:

- Áp cung cấp thấp, công suất tiêu tán nhỏ

- Mạch phát và mạch thu nhỏ gọn

- Điều khiển được nhiều thiết bị

- Mạch thiết kế có độ chính xác, tính ổn định cao

Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện còn những mặt hạn chế như:

- Tầm xa bị giới hạn

- Dòng điện cao tức thời.

- Nhiễu hồng ngoại do các nguồn nhiệt xung quanh phát ra, nên gây ra ảnh

hưởng và hạn chế tầm phát. Do đó chỉ dùng trong phòng, kho, hoặc nơi có nhiệt độ môi trường thấp.

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và đất nước ta chuyển mình sang nền sản xuất công nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng với nhu cầu thực tế thì chúng ta cần phai nghiên cứu thêm để có thể ứng dụng mạch điều khiển từ xa bằng hồng ngoại vào nhiều mô hình khác lớn hơn, ưu việt hơn như điều khiển từ xa đóng mở cửa tự động, điều khiển TV, cassette… Mở rộng tầm thu, mở rộng khoảng cách điều khiển để có thể điều khiển nhạy các hệ thống.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w