PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÔNG VIỆC.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp hòa bình (Trang 85)

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÔNG VIỆC.

Phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo tổ đội chuyên nghiệp:

Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp là phương thức tổ chức việc thực hiện công việc trong một dự án có nhiều gói công việc tương tự nhau, trong mỗi gói công việc đó đều gồm có các công tác chuyên môn giống nhau. Việc thực hiện các gói công việc này đều được giao cho một nhà thầu duy nhất làm, mà nhà thầu này trực tiếp thực hiện dự án chứ không giao thầu lại cho các nhà thầu phụ. Các công tác chuyên môn này được tổ chức thực hiện bởi các tổ đội chuyên nghiệp của nhà thầu đó, mà các tổ đội này đều có chuyên môn chuyên sâu tương ứng với từng loại công tác. Những tổ đội chuyên nghiệp này phải bắt buộc có biên chế ổn định (tính định biên), không được thay đổi trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn từ phân đoạn công việc trọn gói này sang phân đoạn công việc trọn gói khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mỗi công tác chuyên môn tuần tự từ phân đoạn này sang phân đoạn khác có thể là gián đoạn về thời gian hoặc liên tục về thời gian.

Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp thường được áp dụng trong các dự án xây dựng, có nhiều gói công việc chứa các công việc chuyên môn giống nhau. Gói công việc, hay công việc trọn gói, hoặc công việc khoán gọn, là cách phân chia công việc theo phạm vi (tức là theo quy mô, hay là theo chiều ngang). Trong dự án xây dựng, gói công việc có thể là các cấp: toàn bộ dự án, một hạng mục công trình (phần ngầm, phần kết cấu thô, phần hoàn thiện,...), một tầng công trình (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...), một phân đoạn thi công (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...). Trong mỗi gói công việc đều có một số các công tác chuyên môn giống nhau, ví dụ như: trên mỗi phân đoạn của một tầng, gói công việc phần kết cấu thô đều bao gồm các công tác: lắp cốt thép cột, lắp cốp pha cột, đổ bê tông cột, tháo cốp pha cột, lắp cốp pha dầm sàn, lắp cốt thép dầm sàn, đổ bê tông dầm sàn.

Tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp (tính định biên) ở Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, làm cho thời lượng thực hiện của các công tác chuyên môn trên từng phân đoạn bị cố định (tỷ lệ nghịch với biên chế tổ đổi) ngay từ khi bắt đầu lập kế hoạch tiến độ mà không thay đổi được.

Phân đoạn (hay phân khu): là khoảng không gian mặt bằng (công trình hay xưởng sản xuất) cần thiết (trên cùng mức cao độ cơ sở) dành cho một tổ đội chuyên nghiệp triển khai việc thực hiện công việc chuyên môn một cách độc lập (không chồng chéo với các tổ đội khác), và hoàn thành (một công đoạn của sản phẩm công nghiệp) hay (phần công trình xây dựng tương ứng với chuyên môn của tổ đội nằm trọn trên khoảng mặt bằng đó (còn gọi là khối lượng công tác trên phân đoạn)) mà đảm bảo phát huy hết năng suất của tổ đội (tức là phải phân chia phân đoạn sao cho khối lượng lao động yêu cầu để thực hiện khối lượng công tác trên phân đoạn đấy, phải tương hợp với năng lực thực hiện của tổ đội chuyên nghiệp đó). Năng lực của tổ đội chuyên nghiệp là tổng hòa năng suất lao động của nhân lực (nhân công) và vật lực (máy móc) biên chế cố định trong tổ đội chuyên nghiệp đó.

Đợt thi công (hay phân đợt thi công): là khái niệm không gian theo chiều cao công trình, xuất hiện khi thi công công trình có điểm dừng theo chiều cao.

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền :

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là một phương pháp tổ chức (tức là bố trí và sắp xếp) việc thực hiện các công việc trong sản xuất[1][2] hay trong thực hiện dự án. Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền

(Stream-line) là trường hợp đặc biệt của phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo tổ đội chuyên nghiệp, tức là các công việc có cùng một tính chất chuyên môn trong các gói công việc khác nhau được gom lại để giao cho từng tổ đội nhân lực chuyên

nghiệp với biên chế cố định, sử dụng một số lượng máy móc (vật lực) ổn định, thực hiện tuần tự theo thời gian lần lượt từ gói công việc này sang gói công việc khác nhưng chỉ trên những phần việc theo đúng chuyên môn của tổ đội đó thôi. Nhưng khác với phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo tổ đội chuyên nghiệp (sự thực hiện tuần tự theo thời gian có thể là không liên tục hoặc liên tục), trong phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền từng công việc chuyên môn (tức là công việc có cùng tính chất chuyên môn) trên các gói công việc, được thực hiện liên tục theo thời

gian (không có gián đoạn thời gian thực hiện giữa các công tác chuyên môn do mỗi tổ đội chuyên nghiệp đảm nhiệm lần lượt trên các gói công việc), tạo thành một chuỗi liên tục không ngừng nghỉ các công tác chuyên môn giành cho tổ đội chuyên nghiệp đó thực hiện được gọi là dây chuyền đơn vị (hay dây chuyền đơn). Trong thực hiện dự án, do tính

hữu hạn của dự án nên dây chuyền đơn cũng có độ dài hữu hạn (các tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định thực hiện tuần tự một cách liên tục các công tác chuyên môn lần lượt trên một số hữu hạn các gói công việc khác nhau).

Khác hoàn với phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói (vốn chú trọng tới đường găng) phương pháp tổ chức theo dây chuyền tập trung vào việc bố trí sắp xếp (tức là tổ chức) các công việc theo tính chuyên nghiệp của chúng, các công việc có cùng một chuyên môn sâu được tổ chức hợp lại thành một dây chuyên đơn vị (dây chuyền đơn, hay dây chuyền thành phần), do 1 tổ lao động (nhân lực) chuyên nghiệp với thành phần biên chế cố định sử dụng một số lượng máy móc (vật lực) ổn định thực hiện liên tục, từ ngày này sang ngày khác, lần lượt trên từng sản phẩm công nghiệp (dây chuyền sản xuất) hay trên từng không gian phân đoạn sản phẩm, dịch vụ (của dự án xây

dựng,...). Trong dây chuyền sản xuất công nghiệp thì dây chuyền đơn vị là một công đoạn sản xuất.

Quá trình sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa cho xã hội luôn tuân theo một quy trình công nghệ đặc trưng riêng của loại sản phẩm hàng hóa đó. Mỗi phần việc phải thực hiện trong quy trình sản xuất ra một hay một loại hàng hóa được gọi là một công đoạn sản xuất, thành phẩm (tức là đầu ra) của một công đoạn không phải là công đoạn sản xuất cuối thì không phải là một hay một loai sản phẩm hoàn chỉnh, mà mới chỉ là bán sản phẩm nhưng lại là đầu vào của công đoạn sản xuất tiếp theo. Thông thường để làm ra một sản phẩm, thì con người phải thực hiện tuần tự các công đoạn sản xuất ra sản phẩm (đây chính là phương thức tổ chức thực hiện tuần tự) cho đến khi kết thúc công đoạn sản xuất cuối cùng, thì sản phẩm hoàn chỉnh mới đươc sản xuất xong.

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là sự kết hợp giữa 2 phương pháp là: phương pháp tổ chức thực hiện công việc tuần tự và phương pháp tổ chức thực hiện công việc song song. Trong một dây chuyền chuyên môn (tức là dây chuyền đơn vị), các công tác cùng chuyên môn được thực hiện tuần tự lần lượt trên từng sản phẩm đang được sản xuất. Trên cùng một sản phẩm hàng hóa các công tác có chuyên môn khác nhau, nhưng nằm trong quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm, thì được thực hiện tuần tự nhau cho đến khi hình thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng giữa 2 sản phẩm liên tiếp trong một dây chuyền sản xuất, thì tại một thời điểm trong quá trình sản xuất có 2 dây chuyền đơn vị kế cận nhau hoạt động, mỗi dây chuyền đơn ở trên một sản

phẩm, và 2 dây chuyền kế cận này hoạt động song song đồng thời với nhau (tức là trên 2 sản phẩm liên tục thì có 2 công tác chuyên môn khác nhau, nhưng kề cận nhau trong quy trình sản suất, thực hiện song song đồng thời).

Phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói :

Trong phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói, công việc không phân rõ theo chuyên môn mà theo gói công việc. Mà gói công việc có thể là được thực hiện trên mỗi phân đoạn, cũng có thể trên một đợt thi công nhiều phân đoạn, hay một tầng công trình, hạng mục công trình, hoặc toàn bộ công trình. Mỗi gói công việc do một nhà thầu phụ độc lập thực hiện, với nhiều loại công tác chuyên môn trong gói công việc đó, tuy nhiên các công tác có cùng chuyên môn ở các gói công việc khác nhau thì sẽ không được thực hiện bởi cùng một tổ đội chuyên nghiệp nên sẽ không có mối quan hệ phụ thuộc theo công việc chuyên môn như ở 2 phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp và theo dây chuyền.

2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÔNG VIỆC ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở CÔNG TRƯỜNG. HIỆN Ở CÔNG TRƯỜNG.

Công trình sinh viên đang thực tấp tổ chức công việc theo phương pháp trọn gói, tức là phân thành từng gói công việc cho từng nhà thầu phụ giải quyết.

Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp dây chuyền và phương pháp tổ đội chuyên nghiệp : biên chế các tổ đội thực hiện từng công tác chuyên môn, có thể thay đổi linh hoạt trong từng gói công việc, mà không bị cố định không đổi như 2

phương pháp tổ chức kia. Thời lượng công tác trong phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói cũng như của toàn dự án không phụ thuộc vào những biên chế tổ đội cố định cứng nhắc. Đây là khác biệt lớn nhất của phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo công việc trọn gói so với 2 phương pháp theo tổ đội và theo dây chuyền. Việc thay đổi biên chế tổ đội thi công trong từng gói công việc (từng phân đoạn, từng hạng mục) một cách độc lập và linh hoạt giúp cho việc điều chỉnh tiến độ trong phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói được dễ dàng và linh hoạt hơn, so với tiến độ tổ chức theo phương pháp theo tổ đội và đặc biệt linh hoạt hơn so với phương pháp tổ chức theo dây chuyền (tĩnh và cố định).

PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐÚC KẾT.

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại TROPIC GARDEN tuy hơi ngắn ngủi nhưng được sự giúp đỡ tận tình của ban chỉ huy công trường và các anh kĩ sư thuộc đơn vị thi công công ty Hòa Bình đã giúp em tiếp cận và hiểu được rất nhiều kiến thức vô cùng thực tế mà khi học lý thuyết trên giảng đường đại học em có thể chưa được biết đến như ; công tác lao động ; kĩ năng giám sát các sai sót về con kê, lệch cốt thép khi thi công; cách đo xác định cao độ,…. Và đặc biệt là công việc của kỹ sư giám sát tại công trường và rút ra được những bài học bổ ích cho riêng mình.

Qua chuyến đi thực tập phần nào đã hiểu quy trình thi công của công trình từ trắc đạc, định vị đến việc lắp dàn giáo, cốp pha, đổ bê tông ví dụ như cách để xác định cao độ các cấu kiện đà kiềng, cổ cột, cột…

Trong quá trình thực tập đã giải tỏa được một số thắc mắc trong quá trình học tập mà chưa có điều kiện kiểm chứng trong thực tế thi công ví dụ như cách công nhân lòn cây thép thật dài vào thép dầm; cách phá vỡ bê tông bị rỗ mặt để trét Xika,…

Trong quá trình thực tập cũng giúp em biết được các kĩ năng về giám sát thi công các công tác như cốp pha móng, thép cột bị sai lệch khi đổ bê tông, con kê bị sai,…

Em cũng đã hiểu cách thức tổ chức đội ngũ thi công và quản lý công nhân; cách báo cáo quá trình thi công, tiến độ công việc của dây chuyền từ thầu chính → thầu phụ → giám sát khu vực → đội kĩ thuật thi công → kĩ sư của đội thi công.

Em hoàn thiện hơn cho mình những kiến thức vô cùng quý báu về an toàn lao động ngoài công trình khi thi công khi ở trên cao, khi ở các vị trí nguy hiểm, cách đọc biển báo, cách bố trí các biển báo, hướng dẫn cho công nhân công tác an toàn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp hòa bình (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w