CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐÔ-LA HÓA
3.3.3 Các giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ tín dụng. Tháo gỡ một số rào cản giao dịch vãng lai như xoá bỏ giấy phép mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân khi đi học tập, du lịch, chữa bệnh; xoá bỏ giấy phép chuyển ngoại tệ mặt ra nước ngoài của các tổ chức tín dụng...
Ngày 4/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 98/2007/QĐ- TT phê duyệt Đề án Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục hiện tượng Đô la hoá trong nền kinh tế. Đây là một chủ trương lớn của Chính phủ trong việc xử lý hai vấn đề quan trọng liên quan đến tăng trưởng kinh tế bền vững, đó là nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và khắc phục hiện tượng Đô la hoá, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam”.
Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND), khắc phục hiện tượng Đô la hoá là những nội dung có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế, trong đó, phát triển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đôla hoá sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mối quan hệ này đã được Đảng nhận thức và ghi vào các văn kiện Đại hội. Nghị quyết Đại hội VIII đề ra “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, đồng thời chỉ đạo “tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước”. Nghị quyết Trung ương 4 Khoá VIII yêu cầu “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội IX xác định mục tiêu chiến lược “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” với quan điểm “coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, và tiếp tục yêu cầu “nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam”, cụ thể trong giai 34
đoạn 2001-2005 là “từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trước hết là đối với những tài khoản vãng lai”.
Có thể nói nâng cao khả năng chuyển đổi của VND và khắc phục đôla hóa là hai mặt của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập. Nâng cao tính chuyển đổi của VND ngay trong chính quốc gia để người dân, doanh nghiệp có lòng tin vào VND. Đây cũng là quá trình tiến tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ Việt Nam, có thể đề xuất các giải pháp sau:
• Trước hết và quan trọng nhất, để người dân có niềm tin vào VND ở tầm vĩ mô cần ổn định và phát triển kinh tế bền vững, tỷ lệ lạm phát thấp.
• Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm... phục vụ xuất khẩu. Hiện nay,việc cho vay ngoại tệ với những dự án thực chất chỉ cần VND không chỉ làm tăng mức độ đôla hóa mà còn gây rủi ro cho tổ chức tín dụng, ngân hàng.
• Khuyến khích các cá nhân tại Việt Nam nhận kiều hối bằng VND. NHNN dự kiến tỷ lệ này dự kiến năm 2008 là 10% và năm 2010 là 30%.
• Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ và dần dần tiến tới cấm việc bán hàng và dịch vụ trong nước niêm yết giá và thu bằng ngoại tệ đối với tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Điều này muốn thực hiện được đòi hỏi phải có sự phối hợp tất c ả các ban ngành từ công an, bộ văn hóa thông tin đến ngân hàng nhà nước.
• Về lâu dài, cần nâng cao tỷ lệ dự trữ đối với tài khoản tiền gửi bằng đô la, cũng như làm giảm hiện tượng đôla hóa dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến theo xu hướng hội nhập và liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đôla hoá. Kết quả là niềm tin vào VND của người dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đã được củng cố, quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường bớt căng thẳng, mục tiêu trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt nam đã có những cơ sở hiện thực. Tuy nhiên, tính chuyển đổi của VND vẫn bị đánh giá là thấp và hiện tượng Đôla hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Kinh nghiệm của các nước cho thấy giải quyết những vấn đề như vậy hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng, có thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy việc đề ra một hệ thống các giải pháp tổng thể, có sự tham gia của các Bộ ngành liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu đề ra là biện pháp khả thi nhất.
Chính sách tiền tệ: Thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010 .Chính sách tiền
tệ phải đảm bảo ổn định tương đối giá trị của đồng tiền, lấy kiểm soát lạm phát làm mục tiêu. Xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo của Ngân Hàng Nhà Nước để định
hướng lãi suất thị trường. Chú trọng đến việc phối hợp giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi tức giữa việc nắm giữ VND và ngoại tệ.
Chính sách tỷ giá: Thực hiện từ năm 2007 .Tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá
linh hoạt, tương đối ổn định theo một “Rổ tiền tệ”, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoàn chỉnh 5 bước để tăng thêm tính linh hoạt của tỷ giá.Tự do hoá việc chuyển đổi giữa các ngoại tệ mạnh; Tự do hoá các điểm kỳ hạn; Cho phép áp dụng nghiệp vụ quyền chọn giữa VND với ngoại tệ; Nới rộng dần biên độ tỷ giá giao ngay; Tự do hoá mức phí trong nghiệp vụ quyền chọn giữa VND và ngoại tệ.Phát triển mạnh các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân được tham gia thị trường ngoại tệ một cách công khai, dễ dàng nhằm thực hiện mục tiêu là dịch vụ hoá cao độ các nghiệp vụ hối đoái, bình thường hoá vai trò và ảnh hưởng của ngoại tệ.Đổi mới về chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá nhiều hơn.
Tỷ giá ngang giá nên gắn với 1 rổ tiền tệ bao gồm một số ngoại tệ mạnh thay vì chỉ gắn với USD nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào Đô la Mỹ.Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ, chính sách lãi suất phải nhằm mục đích tạo ra và duy trì được một chênh lệch lãi suất dương giữa tiền gửi VND và USD, qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đô la Mỹ.
Thu hút tiền mặt ngoại tệ trong dân cư, thà chấp nhận đô la hóa tiền gửi và dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng, Nhà nước còn quản lý chặt chẽ được, còn hơn là để trôi nổi trong dân:
• Phát triển mạnh lưới các mạng lưới các quầy thu đổi ngoại tệ rộng khắp.
• Từ năm 2003, chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu huy động thu hút nguồn vốn ngoại tệ trong xã hội bằng cách phát hành trái phiếu ngoại tệ (Căn cứ vào Quyết định số 155 và 156/2003/QÐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và đồng VN) để tập trung phát triển các công trình trọng điểm quốc gia. Đây có thể là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất thu hút lượng ngoại tệ tiền mặt trôi nổi không quản lý được trong dân cư, ngoài ra biện pháp này còn giúp nhà nước giảm việc đi vay vốn nước ngoài, chịu rủi ro về tỷ giá, làm gia tăng gánh nặng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.
Giao dịch vãng lai: Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai theo Điều khoản VIII Điều lệ IMF (đã thực hiện từ năm 2006):
• Xoá bỏ hạn mức tuyệt đối trên một số khoản chuyển tiền vãng lai của cá nhân ra nước ngoài (2007).
• Xoá bỏ hạn mức tuyệt đối đối với việc thoái hối của người không cư trú (2007).
• Xoá bỏ giấy phép mua, chuyển, mang ngoại tệ của cá nhân ra nước ngoài với các mục đích học tập, du lịch, chữa bệnh... (2007).
• Xoá bỏ giấy phép chuyển ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài của Tổ chức tín dụng (2007).
• Tạo điều kiện cho VND tham gia quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu (2007).
• Giảm dần hạn chế mang VND ra, vào lãnh thổ (2007).
• Đảm bảo đáp ứng ngoại tệ đầy đủ cho các giao dịch được phép (2007 - 2010).
Giao dịch vốn: Xoá bỏ quy định doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài phải có ý kiến trước của Ngân Hàng Nhà Nước (2007).
• Nghiên cứu khả năng cho doanh nghiệp Việt Nam là người cư trú vay nước ngoài bằng VND (2007).
• Cho phép cá nhân là người cư trú được vay trả nợ nước ngoài (2007).
• Xoá bỏ hạn chế về ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (2007).
• Đảm bảo đáp ứng ngoại tệ đầy đủ cho các giao dịch được phép (2007 - 2010).
• Nâng dần tỷ lệ được phép huy động VND của ngân hàng nước ngoài áp dụng chung tương tự với cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2007 - 2010).
• Đa dạng hoá các hình thức vay nước ngoài (2007).
• Xem xét cho các doanh nghiệp được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài khi đủ điều kiện (2007).
Các biện pháp quản lý việc sử dụng ngoại tệ trong nước:
• Tăng cường thể chế pháp lý bằng cách luật hoá các quy định về quản lý ngoại hối (đã thực hiện từ năm 2006).
• Xoá bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy phép lập bàn thu đổi ngoại tệ, chuyển sang kinh doanh có điều kiện (2007).
• Xoá bỏ chế độ thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ tại Việt Nam của các đối tượng (2007).
• Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ, chỉ cho vay phục vụ xuất khẩu (2007).
• Tiếp tục thu hút ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Áp dụng các giải pháp kinh tế để chuyển dần quan hệ huy động - cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để hạ thấp dần tỷ lệ FCD/M2 (2007 - 2010)
• Tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước: Hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối cho
các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước. Phấn đấu tăng dự trữ lên trên 18 - 20 tuần nhập khẩu (2006 - 2010).
Các giải pháp bổ sung để tăng cường sự thuận lợi khi sử dụng VND
• Phối hợp với các cơ quan quản lý thực hiện nguyên tắc mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều sử dụng VND, kể cả cửa hàng miễn thuế, trao giải thưởng,
các khoản thuế, phí và lệ phí, thu của các cơ quan ngoại giao và các người không cư trú khác (2007).
• Tăng cường các dịch vụ, tiện ích ngân hàng sử dụng VND, đặc biệt là hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt (2007 - 2010).
• Nghiên cứu việc đổi mới mệnh giá của VND theo hướng tạo thuận tiện trong sử dụng (2008).
• Áp dụng các giải pháp để phát triển thị trường vốn bằng VND (2007 - 2010).
• Tính toán lượng ngoại tệ cần giữ lại cho Quỹ ngoại tệ tập trung để chi tiêu phù hợp với Luật Ngân sách và xác định các nguyên tắc cơ bản trong việc bán ngoại tệ cho NHNN (Dự trữ ngoại hối Nhà nước) (2007).
• Giảm và tiến tới xoá bỏ danh mục ưu tiên bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu trên cơ sở đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp (2008).
• Cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để người nước ngoài chấp nhận VND trong thanh toán (2008).
• Giảm và tiến tới xoá bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp FDI (2008).
• Tăng cường công tác chống buôn lậu ở khu vực biên giới (2007).
Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm giảm bớt khoảng cách tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”.
Một khi đã thực hiện được nâng cao tính chuyển đổi của VND thì sẽ giảm lượng ngoại tệ trong xã hội do người dân tin tưởng vào VND hơn. Nhưng để nâng cao tính chuyển đổi của VND là việc làm không thể thực hiện một sớm một chiều. Và nếu thu hút vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng phát sinh mâu thuẫn đôla hóa nguồn vốn huy động và đôla hóa nguồn vốn cho vay của ngân hàng, điều này tạo ra rủi ro rất lớn trong hệ thống tài chính ngân hàng khi có biến động tỷ giá, lãi suất khủng hoảng kinh tế xảy ra. Do đó ở tầm vĩ mô vấn đề đặt ra là làm sao có thể thu hút tối đa vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng , vừa tận dụng tối đa nguồn ngoại tệ này để phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam chưa hoàn toàn tự do hóa tài chính, do đó Việt Nam cần tận dụng thời gian này để giảm đôla hóa xã hội, phát triển kinh tế và thiết lập dự trữ ngoại hối đủ mạnh.Với nguồn vốn ngọai tệ huy động được các tổ chức tài chính ngân hàng tiến hành cho vay đầu tư có hiệu quả cho các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia, cũng như của các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả, điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và tạo số đông việc làm cho người lao động
- Các ngân hàng chỉ được phép cho vay đồng USD đối với những đối tượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả bằng đồng USD. Các doanh nghiệp trong nước khác vay ngân hàng thương mại trong nước đều thực hiện bằng đồng bản tệ, khi cần ngoại tệ để thanh toán quốc tế thì mua ngoại tệ tại thị trường 38
hối đoái để mở LC thanh toán. Nâng tỉ lệ vốn dự trữ bằng USD bắt buộc trong các ngân hàng. Đồng thời phải giảm số USD dự trữ và thay thế chúng bằng những đồng tiền khác mạnh hơn, như đồng euro hay nhân dân tệ, yên Nhật... Một số giao dịch vốn cũng cần được nới lỏng hoặc xoá bỏ, như: xoá bỏ quy định doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài phải có ý kiến trước của Ngân hàng nhà nước; xoá bỏ chế độ thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ tại Việt Nam.