Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới (Trang 28 - 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.1. Một số bài học kinh nghiệm

Xác định mục tiêu rõ ràng cho gói kích cầu

Các chính sách kích cầu khi đưa ra phải đảm bảo có mục tiêu rõ ràng. Mỗi nền kinh tế có đặc điểm tăng trưởng tương đối không giống nhau. Để gói kích cầu có hiệu quả cần đảm bảo mục tiêu của gói kích cầu, tránh tâm lý đám đông, bắt chước các nước khác.

Tập trung vào đối tượng kích cầu chính xác

Tập trung gói kích cầu hơn nữa (nâng mức trợ cấp) vào các đối tượng dễ bị tổn thương là người lao động thu nhập thấp và người nghèo, vì chính họ sẽ giúp chính sách kích cầu phát huy tác dụng. Tiến hành xây dựng và thực thi hiệu quả hệ thống an sinh xã hội, mà cụ thể là hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.

Giải quyết việc làm nhanh chóng

Chính phủ nên tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế; tập trung vào các công trình sử dụng nhiều lao động, có thể thực hiện được ngay để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Kiểm tra trong quá trình thực hiện gói kích cầu

Tiến hành ngay các biện pháp giám sát, đánh giá đối với gói kích cầu, và đảm bảo nguồn lực được phân bổ đúng đối tượng, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và bất bình đẵng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là DN để chống thâm hụt ngân sách, tiến tới cân bằng ngân sách và đảm bảo ngân sách lành mạnh.

Chính sách kích cầu chỉ có tác dụng trong ngắn hạn

Gói kích cầu chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời nên kinh tế khi có khủng hoảng. Khi nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững nhằm tránh sự bùng phát của những tàn dư sau khủng hoảng.

Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 29

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)