Coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam.doc (Trang 31 - 32)

Phần 3: Những bài học đối với Việt Nam từ cuộc khủng hoảng

3.3.2. Coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách

Bản lĩnh và Trí tuệ Việt Nam còn thể hiện trong sự dám đối diện, chấp nhận và biết cách vượt qua thử thách trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu, lẫn quy trình của kinh tế thị trường, coi trọng tính đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm của các mục tiêu, loại công cụ chính sách và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng hữu quan, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội.

Các giải pháp và công cụ chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm, được cụ thể hoá thành cơ chế tổ chức thực hiện trong thực tiễn; đồng thời, cần có sự đồng bộ, nhất quán giữa việc ban hành, triển khai, giám sát, kiểm tra và chế tài hiệu quả các vi phạm chính sách trên thực tế; giảm thiểu các lạm dụng công cụ quản lý hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách” vì lợi ích nhóm, cục bộ, ngành độc quyền. Các biến động chính sách phải tường minh và có thể dự báo được trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan.

Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng công tác và dịch vụ thông tin, dự báo, phản biện và chủ động các phương án và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn khủng hoảng; phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo khách quan với mục tiêu chính sách và ý chí chủ quan; coi trọng các phản biện xã hội và các đánh giá tác động chính sách (định kỳ hoặc đột xuất) trước và sau khi ban hành do các tổ chức chuyên nghiệp và độc lập thực hiện theo đặt hàng của cấp có thẩm quyền khách quan; thể chế hoá các phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức có chất lượng và trách nhiệm pháp lý cao; Phát hiện và trừng phạt kịp thời, nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức tung tin đồn thất thiệt hoặc thông tin thiếu trách nhiệm nhằm mục tiêu phá hoại chính sách, đầu cơ và cạnh tranh không lành mạnh; Tăng cường giáo dục dân trí, nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường và hiểu biết pháp luật, tăng khả năng tự nhận thức và cảnh giác, tránh hành động kiểu bầy đàn, vô tình hoặc cố ý tiếp tay và trở thành nạn nhân của tin đồn.

Ngoài ra, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu thống kê và dữ liệu thông tin quốc gia và chuyên ngành hiện đại, có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng về quản lý nhà nước các cấp, kinh doanh và nghiên cứu khoa học; khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin, gây khó khăn và đắt đỏ cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, khai thác và sử dụng các thông tin này, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và gia tăng sự lãnh phí các nguồn lực xã hội.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam.doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w