Nghĩa của từng bộ phận trong cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận cơ thể người”

Một phần của tài liệu về cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận của cơ thể người” (kiểu như mát tay, lên mặt, nóng ruột…) (Trang 27)

6. Bố cục luận văn

2.2. Nghĩa của từng bộ phận trong cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận cơ thể người”

trưng, ước lệ bằng toàn bộ những cái có trong bụng con người, tức là lòng người.

Bộ phận được sử dụng với nhiều nghĩa tri nhận nhất là taymặt: 6 ý nghĩa tri

nhận, được trình bày cụ thể ở phần sau.

Vị từ xuất hiện trong kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” có thể chia làm hai nhóm: vị từ chỉ hành động và vị từ chỉ cảm giác. Đây là những vị từ chỉ những cảm giác rất cơ bản của con người, được các giác quan trực tiếp mang lại.

Trong luận văn của mình người viết không khảo sát tất cả những bộ phận cơ thể xuất hiện trong kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” mà người viết chỉ khảo sát

56 bộ phận với tổng số là 453 kết hợp. Bên cạnh việc trình bày nghĩa của tên gọi từng

bộ phận trong những kết hợp thống kê được người viết cũng sẽ so sánh với ý nghĩa của tên gọi những bộ phận ấy trong thành ngữ, tục ngữ để thấy được rõ hơn cách người Việt nhìn nhận những bộ phận ấy trong cơ thể. Việc làm này không thực hiện với tất cả các bộ phận chỉ thực hiện ở một số tên gọi có nhiều kết hợp.

2.2. Nghĩa của từng bộ phận trong cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận cơ thể người” người”

Phần dưới đây người viết sẽ trình bày cụ thể từng tên gọi các bộ phận của cơ thể người theo trình tự nghĩa trong từ điển của chúng và sau đó là kết quả thống kê nghĩa của các kết hợp “vị từ + tên gọi bộ phận của cơ thể người”.

Đầu

1. Phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác

2. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp) đầu của con người, coi là biểu tượng của

suy nghĩ nhận thức: vấn đề đau đầu, cứng đầu

3. Phần có tóc mọc ở trên đầu con người; tóc (nói tổng quát): gãi đầu giãi tai,

chải đầu

4. Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật: đầu máy bay, đầu tủ

5. Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian, đối lập với

6. Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật: hai bên đầu cầu

7. Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm

khác: hàng ghế đầu, lần đầu

8. Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn vị diện

tích: sản lượng tính theo đầu người

9. (Kết hợp hạn chế) từ dùng để chỉ từng đơn vị máy móc, nói chung: đầu máy

khâu, đầu đọc

Có 16 kết hợp “vị từ + đầu” với những ý nghĩa sau:

i. Tượng trưng cho suy nghĩ, nhận thức, làm việc

Chúi đầu: cắm cúi, miệt mài để hết tâm trí vào việc gì

Đau đầu: ngoài ý nghĩa là một triệu chứng bệnh đau đầu còn được dùng khi nói đến vấn đề khó khăn, cần suy nghĩ nhiều để giải quyết

Vùi đầu: để tâm trí vào việc gì đó, không còn biết gì đến những việc khác

Ngập đầu: thường dùng để nói trong trường hợp công việc quá nhiều

Cắm đầu: mù quáng, thiếu suy nghĩ mà nghe theo, làm theo người khác

Vò đầu bóp trán: gợi tả vẻ cố suy nghĩ một cách vất vả để cố tìm cách giải quyết

Vò đầu bứt tai: gợi tả vẻ bối rối, lúng túng vì chưa tìm được cách giải quyết hoặc vì thấy ân hận, tự trách mình có điều không phải

Bù đầu: tổ hợp gợi tả tình trạng bận việc túi bụi, tựa như đầu để bù không kịp chải Ngoài nghĩa đen gợi tả hình dáng thì những kết hợp sau đây còn có nghĩa bóng. Nghĩa bóng của 4 kết hợp trên đều liên quan đến nét nghĩa suy nghĩ và người viết cho

rằng sở dĩ chúng có nét nghĩa này là vì có sự xuất hiện đầuvì vậy người viết xếp vào

cùng một nhóm với vùi đầu, cắm đầu, ngập đầu: đầu là hoán dụ thay cho suy nghĩ,

nhận thức, làm việc.

Với nghĩa tượng trưng cho suy nghĩ, nhận thức, làm việc còn có thể kể đến kết hợp

ấm đầu: trạng thái thần kinh không bình thường ở mức độ nhẹ.

Vì đầu được coi là bộ phận điều khiển những bộ phận khác của cơ thể nên khi kiểm soát được đầu là kiểm soát được cả con người. Có lẽ vì ý nghĩa này nên đầu đã xuất hiện trong những kết hợp thể hiện ý nghĩa đè nén, áp bức.

Đè đầu: dùng quyền thế áp bức

Cưỡi đầu: ức hiếp, đè nén

Phủ đầu: áp đảo tinh thần ngay từ đầu để giành thế chủ động, khi đối phương chưa kịp chuẩn bị

Cứng đầu: không dễ dàng nghe theo người mà mình phải phục tùng; bướng bỉnh

iii. Đầu thay cho người

Cầm đầu: nắm quyền điều khiển, chỉ huy một đám người, một tổ chức

To đầu: (người) đã lớn tuổi (hàm ý coi thường) hoặc (người) thuộc loại cầm đầu, cỡ lớn (hàm ý coi khinh hoặc hài hước)

iv. Tượng trưng cho phần trước nhất hoặc phần trên cùng

Đương đầu: chống lại một cách trực diện (thường là với lực lượng mạnh hơn hẳn hoặc việc khó khăn, nặng nề quá sức)

Đầu trong trường hợp này được coi là phần trước nhất hoặc phần trên cùng, cách nói

này có nghĩa tương tự như giáp mặt, chạm trán. Khi đó mặt và trán cũng được coi

như phần trước nhất hoặc phần trên cùng nên sẽ là phần tiếp xúc đầu tiên khi hai đối tượng gặp nhau.

Đối chiếu những ý nghĩa trên của đầu trong những kết hợp “vị từ + đầu” với ý

nghĩa của đầu trong thành ngữ, tục ngữ dễ nhận thấy trong thành ngữ, tục ngữ đầu

cũng mang nghĩa là người trong những câu: đâm đầu vào bụi, ghé đầu chịu báng, đầu

tắt mặt tối... Ngoài ra trong đầu đội trời, chân đạp đất, đầu còn là hoán dụ thay cho vị trí ở trên, hoán dụ này góp phần tạo nên tư thế của người anh hùng. Đây là ý nghĩa mà những kết hợp “vị từ + đầu” không có.

Cổ

1. Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân: khăn quàng cổ, hưu cao cổ

2. (kng., hoặc thgt.; dùng phụ sau t., hoặc đg., trong một số tổ hợp) cổ của con

3. Bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân: cổ áo sơmi, giày cao cổ

4. Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận

nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng: cổ chai, hũ rượu đầy đến cổ

Có 11 kết hợp “vị từ + cổ” với những ý nghĩa sau:

i. Tượng trưng cho bộ phận điều khiển

Cứng cổ: không dễ tuân theo người mà mình phải phục tùng, thường hay làm trái lại

Đối với xe cộ, tiếng Việt có cách nói cổ xe tức là phần nối đầu xe với thân xe,

muốn điều khiển xe thì điều khiển cổ xe. Ở người, cổ là bộ phận nối đầu và thân, là bộ phận giúp cho đầu quay xung quanh, nói cách khác chuyển động của cổ chi phối chuyển động của đầu. Như vậy có thể coi một trong những chức năng của cổ là chứa năng điều khiển, điều khiển được cổ là điểu khiển được sự vận động của đối tượng.

Vì vậy trong tiếng Việt có cách nói cứng cổ, trong đó cổ là trung tâm điều khiển các

hoạt động của cơ thể người, cứng là ẩn dụ chỉ sự khó khăn. Kết hợp cứng cổ mang

nghĩa không dễ tuân theo người mà mình phải phục tùng, thường hay làm trái lại.

ii. Tượng trưng cho sự sống của một người

Bóp cổ: hà hiếp tàn nhẫn, bóc lột thậm tệ

Cưỡi cổ: ức hiếp, đè nén.

Cắt cổ, cứa cổ cũng là một cách tri nhận mang tính hình ảnh, cắt cổ, cứa cổ hay bóp

cổ đều mang đến cùng một kết quả, nhưng cắt cổ lại có một ý nghĩa khác, theo từ

điển tiếng Việt (Hoàng Phê) nếu dùng phụ sau danh từ, động từ, trong một số tổ hợp là cao đến mức đáng sợ (thường nói về giá cả hoặc mức lãi): Bán với giá cắt cổ, cho vay lãi cắt cổ.

Cổ là một bộ phận rất quan trọng đối với sự sống, cổ là bộ phận có nhiều mạch máu đi qua nuôi cơ thể, trong đó có máu từ tim lên não, cổ cũng là vị trí yếu, dễ tổn thương nên khi muốn tấn công ai người ta thường tấn công vào cổ. Tất cả những hành

động bóp, cắt, cưỡi đều có thể gây hại đến cơ thể người. Các kết hợp trên đều xuất

phát từ hình ảnh thực tế, đó là những hành động gây nguy hại cho sự sống từ đó chung mang thêm nghĩa chuyển là những việc gây hại cho cuộc sống con người nói

chung. Có lẽ đó chính là một lí do mà cổ xuất hiện trong những kết hợp trên chứ không phải là một bộ phận nào khác, bên cạnh lí do liên quan đến hình dáng của cổ.

iii. Tượng trưng cho thân phận, địa vị xã hội

Thấp cổ bé họng (kng.) là không có địa vị quyền thế thì có kêu ca khi bị oan ức

cũng vô ích: Họ là những người thấp cổ bé họng, mà quan lại chỉ dám ức hiếp những

người thấp cổ bé họng.

iv. Tượng trưng cho khả năng tranh luận

Ắng cổ: chịu im, không còn nói được gì nữa

v. Cổthay cho người

Tóm cổ: bắt giữ

Tống cổ: đuổi ra khỏi bằng hành động mạnh mẽ, dứt khoát

Ngoài ra trong những kết hợp mà cổ đi cùng với đầu thì cổ còn mang ý nghĩa

tượng trưng cho sự tập trung cao độ vào công việc như cắm đầu cắm cổ, bù đầu bù cổ

Trong thành ngữ, tục ngữ cổ còn được tri nhận như là một giới hạn mà nếu vượt

qua giới hạn đó những thứ chứa trong cơ thể sẽ ra ngoài ớn tới tận cổ.

Tay

1. Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm,

thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người: cánh tay, túi xách

tay

2. Chi trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm nắm đơn

giản: tay vượn, tay gấu

3. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp) tay của con người, coi là biểu tượng của

hoạt động tham gia vào một việc gì: giúp một tay, nhúng tay

4. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp) tay của con người, coi là biểu tượng của

khả năng, trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nói chung: tay nghề, non tay

5. Tay của con người, coi là biểu tượng của quyền sử dụng, định đoạt: sa vào tay

bọn cướp, có đủ phương tiện trong tay

6. (kng.) Từ dùng để chỉ con người, về mặt có khả năng hoạt động nào đó

7. (kng.; dùng trước một số d. chỉ công cụ) người giỏi về một môn, một nghề

nào đó: tay búa thạo, tiểu đội có ba tay súng giỏi

8. (dùng trước một số d. số lượng) bên tham gia vào một việc nào đó, trong quan

hệ giữa các bên với nhau: hội nghị tay tư, tay đôi

9. Bộ phận của vật, tương ứng với tay hay có hình dáng, chức năng như cái tay:

vịn vào tay ghế, tay đòn

Tay là bộ phận xuất hiện khá nhiều trong những kết hợp “vị từ + tên gọi một bộ phận

cơ thể người”: 38 kết hợp, và cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau:

i. Tượng trưng của trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nói chung

Non tay:kém về trình độ nghề nghiệp, về bản lĩnh

Chắc tay:vững vàng về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp

Cao tay:có năng lực hành động, đối phó hơn hẳn mức bình thường.

Biết tay:thấy rõ thủ đoạn hoặc sức mạnh của đối phương mà sợ.

Lên tay: có sự tiến bộ về khả năng làm việc gì đó

ii. Tượng trưng cho hành động

Bắt tay: đặt quan hệ hợp tác để cùng làm việc gì

Trở tay: hành động đối phó trước tình hình xấu đi đột ngột

Khéo tay: có khả năng làm tốt những việc đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của đôi tay

Khoanh tay: không làm gì vì không muốn can dự vào hoặc vì chịu bất lực trước sự việc xảy ra

Bó tay: chịu bất lực không thể làm gì được

Ra tay: bắt đầu làm, bắt đầu hành động để tỏ rõ khả năng, tài trí của mình.

Quen tay: thạo việc do làm nhiều

Mát tay: (người) thường dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc làm cụ thể (như chữa bệnh, chăn nuôi…)

Buồn tay: là có cảm giác bứt rứt trong cơ thể muốn có cử chỉ hành động nào đó

Máy tay: (đg) (kng) Tiện tay làm một cách tự nhiên, ngoài ý định

Ngứa tay: cảm thấy khó chịu muốn làm ngay một động tác nào đó mà không suy nghĩ, thường không tính đến hậu quả

2. ngay tức khắc.

Mó tay: (đg) (kng) có sự tham gia trực tiếp vào (chỉ nói về việc lao động chân tay)

Nhúng tay:trực tiếp tham gia vào

Tiếp tay: giúp thêm sức vào để công việc, thường là của kẻ xấu, tiến hành thuận lợi hơn

Nghỉ tay: tạm ngừng công việc chân tay để nghỉ cho khỏi mệt

Phủi tay: tảng lờ, coi như mình không có trách nhiệm gì (đối với hậu quả của việc vốn có liên quan với mình)

iii. Tượng trưng của tài sản hay sự sở hữu

Qua tay: sử dụng hay sở hữu

Trắng tay: bị mất hết cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì

Phóng tay: thả hết sức, không hề tự kiềm chế, tự hạn chế.

iv. Tượng trưng cho mức độ của hành động

Quá tay: quá mức cần thiết do lỡ tay

Già tay: thẳng tay, không chút nương nhẹ.

Mạnh tay: dám làm những việc người khác thường phải đắn đo e ngại.

Thẳng tay: mạnh mẽ, không chút nương nhẹ hoặc thương hại

Nhẹ tay: có sự nương nhẹ trong đối xử, trong trừng phạt.

Đang tay:tự tay làm điều ác, trái với lương tâm, đạo lí

Nới tay: bớt nghiệt ngã trong hành động, trong đối xử với ai

Nương tay: nhẹ tay, cẩn thận

v. Tượng trưng cho sự kết nối

Chia tay: 1. rời nhau mỗi người đi một nơi

2. cắt đứt quan hệ tình cảm thường là tình yêu, tình vợ chồng.

Khi gặp nhau để bộc lộ tình cảm yêu mến người ta thường nắm tay, cầm tay, bắt tay

v.v.

vi. Taylà người

Tận tay: trực tiếp đến tay, không qua trung gian

Trao tay: trao trực tiếp cho nhau

Ngửa tay:ví hành động tự hạ mình để cầu xin

Lót tay: đút lót món tiền nhỏ. Tay là bộ phận tiếp nhận khi trao và tặng cái gì. Theo từ

điển tiếng Việt, lót là đặt thành một lớp thêm vào ở phía dưới hay ở phía trong vật gì

đó, thường để cho được êm, ấm, sạch hoặc lâu hỏng, thường nói lót rế, lót tã, lót

thùng. Như vậy lótcó thể hiểu là để cho mọi chuyện êm thấm. Theo thông lệ trong xã hội để cho mọi việc êm thấm thì phải lót một khoản tiền.

Ý nghĩa trên của ngửa taylót tayxuất phát từ hình ảnh thực tế.

Trong thành ngữ, tục ngữ tay cũng mang ý nghĩa tương tự. Với nghĩa là biểu tượng của việc thực hiện một hành động nào đó hoặc tham gia vào một việc gì, tiếng

Việt có những câu tay đã nhúng chàm, ném đá giấu tay, đông tay thì vỗ nên kêu

Với nghĩa là biểu tượng của quyền sử dụng hay định đoạt, người Việt nói tay trắng

làm nên hay tay không nói chẳng nên điều... Trong thành ngữ, tục ngữ có trường hợp

tay mang nghĩa là biểu tượng của sức lao động mạnh chân khỏe tay, tay làm hàm

nhai tay quai miệng trễ

Chân

1. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng, thường

được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người: què chân, trú chân khi trời

mưa

2. Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư

cách là thành viên một tổ chức: có chân trong hội đồng, thiếu một chân tổ tôm

3. (kng.) một phần tư con vật có bốn chân, khi chung nhau sử dụng hoặc chia

nhau thịt: đánh đụng một chân lợn

4. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho bộ phận khác:

chân đèn, chân giường

5. Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân núi,

chân tường

6. (chm.) Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ nhiều nước phương Tây: câu thơ

Một phần của tài liệu về cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận của cơ thể người” (kiểu như mát tay, lên mặt, nóng ruột…) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)