6. Bố cục của luận văn
2.1 Tiếp nhận Franz Kafka trong giới phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam từ
2.1 Tiếp nhận Franz Kafka trong giới phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam từ 1986 đến nay. 1986 đến nay.
Năm 1989, Nhà xuất bản Văn học ấn hành tập “Vụ án, Hóa thân” của dịch giả Phùng Văn Tửu. Năm 1996 tạp chí văn học nước ngoài số 4 giới thiệu lại một số sáng tác tiêu biểu của những nhà văn và những dòng văn học hiện đại của phương Tây trong đó có Kafka. Hai năm sau đó báo Vãn nghệ trẻ số 18 cho đăng truyện ngắn “Thầy thuốc nông thôn”, cùng thời gian này, bản dịch tiểu thuyết “Lâu đài” của dịch giả Trương Đăng Dung được nhà xuất bản Văn học ấn hành. Đây có thể xem là những bước thăm dò đầu tiên của các học giả Việt Nam đối với Kafka. Nhưng một thời gian sau đó việc nghiên cứu Kafka lại lắng xuống. Năm 2002 Nhà xuất bản Văn hóa thông tin kết hợp với Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản cuốn “Văn
học phi lí” giới thiệu một dòng văn học có vị trí đặc biệt trong nghệ thuật hiện đại ở phương
Tây đầu thế kỷ XX mà Kafka là người khai sáng. Năm 2003, Nhà xuất bản hội nhà văn cùng Trung tâm văn hoa ngôn ngữ Đông Tây cho ra mắt cuốn “Franz Kafka tuyển tập tác phẩm” trong đó giới thiệu ba cuốn tiểu thuyết là “Hóa thân” (Đức Tài dịch), “Vụ án” (Phùng Văn Tửu dịch), “Lâu đài” (Trương Đăng Dung dịch); 13 truyện ngắn của các dịch giả Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Dân, Lê Huy Bắc và Đào Thu Hằng. Bên cạnh những sáng tác của Kafka, tuyển tập còn giới thiệu một số thư từ và nhật kí của ông cùng một số bài nghiên cứu về con người cũng như sáng tác của nhà vãn. Tuy chưa thực sự đầy đủ nhưng cuốn sách đã giúp người đọc đến gần hơn với ông. Có thể nói việc giới thiệu Kafka vào thời điểm này là một việc làm cần thiết và là thắng lợi của giới phê bình Việt Nam. Đặc biệt từ sau hàng loạt bài nghiên cứu phê bình của các nhà lí luận phê bình như Nguyễn Văn Dân, Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Lê Huy Bắc được in và tái bản hàng loạt thì Kafka trở thành một hiện tượng nổi bật thu hút nhiều nhất sự quan tâm của những người say mê văn học. Có thể ví sự tìm đến với Kafka của
45
chúng ta hôm nay không khác mấy so với việc tái sinh Kafka của phương Tây những năm 60 của thế kỷ XX.
Năm 1992, tập 3 của cuốn Văn học phương Tây được xuất bản và được sử dụng làm giáo trình chính thức trong các trường Đại học trên toàn quốc. Trong giáo trình này, Kafka được lựa chọn trở thành tác giả mở màn cho lịch sử văn học phương Tây hiện đại, là nhà văn không hề đại diện cho một trào lưu nào song mọi trào lưu đều tìm thấy ở ông sự khởi đầu hoàn hảo. Kể từ đó, Kafka dành được sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt là giới sinh viên. Nhiều công trình từ cấp cử nhân cho tới thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu sáng tác của Kafka trên nhiều phương diện như sự tha hóa, nghệ thuật thể hiện cái phi lí cho đến huyền thoại, ngụ ngôn... Những buổi lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của ông tuy không được tổ chức long trọng như một số nhà văn khác song cũng trở thành dịp để các nhà nghiên cứu tiếp tục những tìm tòi về ông. Đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của hàng loạt các bài viết về Kafka, nhưng điều đáng quan tâm không phải chỉ là vấn đề số lượng mà là chất lượng của các bài viết. Nhiều mặt quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Kafka được soi rọi, định hướng lại cho công chúng, những vấn đề trước đây do những hạn chế về lịch sử chưa được nhắc đến hoặc cố tình tránh né được nghiên cứu lại với một cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn. Điều đó tạo ra những cách tiếp nhận nhà văn hết sức lí thú. Sự đa dạng trong cách tiếp nhận của giới học giả đương đại vì vậy cũng do chính cái nhu cầu và những tìm tòi không mệt mỏi của con người thời đại với ý nghĩa của cuộc đời.
Không chỉ vậy, Kafka còn đến với bạn đọc Việt Nam giai đoạn này thông qua những công trình lý luận về tiểu thuyết và đặc biệt là trong sáng tác của một số nhà văn trẻ nhạy cảm với thời cuộc và những điều bí ẩn đồng thời lại có khát vọng tìm kiếm những điều mới mẻ. Trong văn học Việt Nam sau 1986 có nhiều tác phẩm mà người đọc dễ dàng nhận ra “chất” Kafka, “màu sắc” Kafka. Sự ảnh hưởng đó khiến cho việc đọc Kafka ngày càng thay đổi và đa dạng.