II. Dịch vụ khách hàng
1. Đối với nhà cung cấp
Về phía nhà cung cấp vẫn còn tồn tại vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ của người bán chưa được thắt chặt, khiến người dùng quan tâm tới chất lượng hàng hóa nhiều hơn trước. Trên các trang mạng có không ít lời tham phiền về sản phẩm mua theo nhóm không như lời quảng cáo, một số người dùng còn tố nhà cung cấp "có thái độ phân biệt giữa khách thường và khách dùng voucher"
Thậm chí, có những công ty sẵn sàng "hét" giá sản phẩm hoặc dịch vụ lên cao hơn thực tế, sau đó đặt tỷ lệ giảm giá lớn khiến người mua cho rằng mình được lợi từ chương trình. Bên cạnh đó, các loại hàng giả, hàng nhái cũng "đồng thau lẫn lộn" với hàng thật, một số website bán hàng cố tình mập mờ thông tin hoặc ghi sai để đánh lừa người tiêu dùng ngây thơ. Trước tình hình đó, doanh nghiệp nên :
-Thỏa thuận và nêu rõ những vấn đề kể trên trước khi đi đến ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ . Công ty nên không khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ giảm giá quá nhiều, hơn 50% so với giá bán bình thường, mà không đi kèm với việc bảo đảm chất lượng, bởi tâm lý của khách hàng cho thấy một dịch vụ nếu giảm giá quá nhiều cũng làm cho họ nghi ngại về chất lượng.
-Trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng không đúng như sự cam kết ban đầu và số trường hợp khách hàng than phiền chiếm từ 5% trở lên thì công ty sẽ ngưng bán dịch vụ, cắt hợp đồng với nhà cung cấp. Thực hiện các chế tài bằng tiền, không trả lại tiền bán dịch
BÀI THẢO LUẬN MÔN E-MAR NHÓM 1
vụ cho các nhà cung cấp nếu như có nhiều khách hàng than phiền về thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ.
-Ngoài ra, một vấn đề thường xảy ra là một số các nhà cung cấp dịch vụ - sản phẩm vì sợ kẹt vốn nên đã ký kết với nhiều trang web và chạy chương trình cách nhau chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Khi khách hàng cầm phiếu mua hàng đến đổi lấy sản phẩm hay sử dụng dịch vụ, các nhà cung cấp không đủ hàng để giao cho khách, nhân viên không được huấn luyện chuyên nghiệp để giải quyết các trường hợp này nên dẫn đến việc khách hàng thấy họ bị xem thường, có cảm giác bị lừa đảo.Trong những trường hợp như vậy, vấn đề không phải là chi phí thu hồi phiếu mua hàng, voucher và hoàn tiền cho khách mà là uy tín của các trang web bán hàng, của nhà cung cấp dịch vụ trong lòng người tiêu dùng bị sụt giảm nhiều. Chính vì vậy, công ty nên nói rõ điều khoản này, trước khi đi đến kí kết hợp đồng với nhà cung cấp, yêu cầu nhà cung cấp kéo dài khoảng cách thời gian giữa các chương trình khác nhau, và đưa ra chế tài về tiền nếu nhà cung cấp không thực hiện đúng những dịch vụ cung cấp cho khách hàng như trong hợp đồng đã kí kết.
2.Đối với khách hàng
-Công ty nên sát sao sử dụng hình thức người tiêu dùng sẽ được công ty hoàn tiền nếu nhà cung cấp không thực hiện đúng cam kết trên lượng hàng mà họ đã bán. Ngoài ra,công ty có thể áp dụng hình thức khách mua hàng mà chưa có nhu cầu sử dụng trong khoảng một tháng thì có thể bán lại cho trang web này với giá khoảng 70% giá mua ban đầu. Và sẽ tiếp tục bán những voucher đó tại các showroom của công ty.
-Để giữ chân khách hàng trung thành, công ty có thể triển khai chương trình tặng thẻ thành viên cho những khách hàng trung thành của trang web này. Ví dụ như ở Cungmua, khách hàng sẽ sử dụng được ngay các dịch vụ có trên trang Cungmua.com mà không cần thanh toán trước cũng như chờ đợi thời gian giao phiếu. Khi tiêu dùng dịch vụ - sản phẩm, khách hàng sẽ được giảm giá khoảng 50%, phần còn lại sẽ trả cho nhà cung cấp dịch vụ bằng tiền mặt”, ông Khánh nói. Bên cạnh đó, những khách hàng khác, để sở hữu thẻ thành viên này, phải mua với giá khoảng 480.000 đồng. Công ty cũng có thể áp dụng hình thức này, và có thể cho thêm những điều khoản ưu đãi hơn, điều này sẽ giúp hạn chế sự phân biệt đối xử giữa khách hàng sử dụng phiếu giảm giá với khách hàng trả bằng tiền mặt tại các quán ăn, nhà hàng, địa điểm giải trí… có hợp tác với công ty.
-Nếu trường hợp công ty tạm ngừng hoạt động do xảy ra lỗi hệ thống..v..v.. nhưng đang tạm giữ nhiều tiền của người mua đã thanh toán, cũng chưa trả tiền cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến cả hai bên mua và bán", Để khắc phục vấn đề này, hiện nay công ty đã sử dụng công cụ trung gian đã được cấp phép như ví điện tử để phòng khi trường hợp xấu xảy ra, nhằm loại bỏ những rào cản trong khâu thanh toán. Thêm vào đó, nhờ tính năng hoàn trả thanh toán khi có sự cố, các đơn vị giao dịch trung gian sẽ giúp người tiêu dùng an toàn hơn trước và tin tưởng công ty hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua việc nhân viên muachung đến tận nơi để thanh toán vẫn còn khá lớn, chính vì vậy, công ty nên đưa ra những chính sách ưu đãi tốt hơn đối với những khách hàng chấp nhận thanh toán trực tuyến. Ví dụ như, được tăng điểm thưởng, hoặc tặng tặng tiền vào ví điện tử của khách hàng. Đến khi mức điểm thưởng ở một mức độ, khách hàng sẽ được nhận một phần quà nào đó từ phía công ty.
Điều này, không những giữ chân được khách hàng, giúp khách hàng trung thành hơn với doanh nghiệp mà còn giúp công ty có thể giảm được chi phí hơn so với việc đến tận nơi thu tiền của khách hàng.