Toàn bộ động cơ, ly hợp, hộp số, các-đăng, truyền lực chính,... đều giữ nguyên, không có thay đổi. Tổng trọng lượng ô tô thiết kế khi đầy tải nhỏ hơn trọng lượng toàn bộ cho phép do nhà sản xuất đưa ra (Bảng 4-1). Nên hệ thống truyền lực của ô tô thiết kế có đủ tính năng làm việc và đủ bền.
8.2. Hệ thống chuyển động
Trọng lượng toàn bộ và trọng lượng phân bố lên các cầu trước và cầu sau của ô tô thiết kế đều nhỏ hơn trọng lượng cho phép theo quy định của nhà sản xuất. Vì vậy, hệ thống chuyển động của ô tô thiết kế là đủ bền.
100
8.3. Hệ thống lái
Trọng lượng phân bố lên cầu trước nhỏ hơn trọng lượng cho phép, trong khi không thay đổi chiều dài cơ sở và giữ nguyên toàn bộ kết cấu của hệ thống lái. Nên động học lái không thay đổi tính năng và hệ thống lái đủ bền.
8.4. Hệ thống phanh
Do khối lượng quán tính không đổi, phân bố trọng lượng lên các cầu tương đương với xe khách gốc (nhà sản xuất thiết kế), nên mômen hãm của hệ thống phanh cũng như quãng đường phanh, thời gian phanh vẫn giữ nguyên nên hệ thống phanh có đủ tính năng làm việc và đủ bền.
8.5. Hệ thống treo
Do tổng trọng lượng, phân bố trọng lượng lên các cầu nhỏ hơn mức độ cho phép, nên hệ thống treo đảm bảo điều kiện làm việc và đủ bền. Thông số dao động vẫn giữ nguyên do không thay đổi chiều dài và số lá nhíp.
Như vậy, có thể khẳng định rằng ô tô khách được thiết kế trên cơ sở ô tô sát xi HYUNDAI COUNTY thì toàn bộ sát xi, hệ gầm có đủ tính năng làm việc và độ bền cần thiết.
9. Kết luận và hướng phát triển
Xe ô tô buýt 40 chỗ được thiết kế trên cơ sở ô tô sát xi Huyn dai County đã thỏa mãn tiêu chuẩn 22 TCN 307 – 06 của bộ Giao Thông Vận Tải, có đủ các tính năng kỹ thuật, yêu cầu sử dụng, độ bền, độ an toàn và độ ổn định cần thiết trong các điều kiện địa hình ở Việt Nam.
Qua quá trình thiết kế, tính toán động học động lực của ô tô, tính sức bền các chi tiết sản xuất và so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật đối với yêu cầu của ô tô sát xi cơ sở. Ta thấy, những thành phần, tổng thành, chi tiết trên xe đều đảm bảo cho ô tô hoạt động bình thường.
Xe ô tô buýt 40 chỗ được thiết kế có hình dáng gọn, thẩm mỹ, bố trí hợp lý, kết cấu phần khung vỏ và nội thất phù hợp với điều kiện vật tư và công nghệ sản xuất của các cơ sở đóng xe ở Việt Nam.
Cần áp dụng phần mềm tính bền Ansys để xác định những vị trí trọng yếu trên khung xương xe, rồi từ đó đề xuất ý kiến phương án cải tiến để nâng cao khả năng thích ứng của kết cấu trong các trường hợp chịu tải khác nhau. Ngoài ra ta có thể tính toán tối ưu hóa các mối ghép trong kết cấu, nghiên cứu sự ảnh hưởng của lớp vỏ ngoài đến khả
101
năng chịu tải của khung xương thân xe, tính toán khả năng chịu mỏi đặc biệt là các mối ghép hàn, tính toán dao động kết cấu do tải trọng liên tục thay đổi, tính bài toán biến dạng lớn kết cấu xảy ra trong trường hợp va chạm.
102 Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hữu Cẩn (chủ biên) - Dư Quốc Thịnh - Phạm Minh Thái - Lê Thị Vàng. Lý
thuyết Ô tô và Máy kéo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội – 1998.
[2] Nguyễn Hữu Cẩn – Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán Ô tô và Máy kéo. Nhà xuất bản Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp. Hà Nội – 1987
[3] Ngô Thành Bắc. Sổ tay thiết kế Ô tô chở khách. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội – 1985.
[4] Lê Viết Giảng, Phan Kỳ Phùng. Sức bền Vật liệu. Nhà xuất bản giáo dục – 1997.
[5] Lê Viết Giảng, Lê Viết Thành. Sức bền Vật liệu, tập 2. Đà Nẵng – 2002.
[6] Cục Đăng kiểm Việt Nam. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố, QCVN 10:2011/ BGTVT. Hà Nội – 2011.
[7] Tài liệu sửa chữa thân xe Hyundai County của Công ty Cp Ô tô Chu Lai, Trường Hải.