0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG (GDP)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN (Trang 35 -35 )

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:

GDP= GDP1 + GDP2 (1.4)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác định theo công thức sau:

GDP1= (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps (1.5) Trong đó:

- Kps: hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 5%.

Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2)

được xác định theo công thức sau: T

GDP2 =  (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq IXDCT)]t - 1} (1.6) t=1

Trong đó:

- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm); - t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1T) ;

- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;

- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t. - IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);

XDCT I

: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

PHẦN III – BÀI TẬP ÁP DỤNG CHƯƠNG I – ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG

VD1: Móng công trình có kích thước: Dài 4m, rộng 3m, sâu 2m, độ dốc mái đào là 1/0,5. Khối lượng đào móng là bao nhiêu?

VD2: Đóng cọc tre hố móng có diện tích như câu 1, mật độ 25 cây/ 1m2, chiều dài cọc là 3,5m. Khối lượng đóng cọc là bao nhiêu?

VD3: Xây tường nhà dài 30m, cao 3,5m, dày 22cm trên tường có gắn 2 cửa sổ (KT 1,2mx1,5m) và 3 cửa đi (KT 1,2mx2,4m). Tính khối lượng xây tường?

VD4: Bê tông sàn dày 10cm, rộng 4m, dài 15m; ô cầu thang KT 2,5x3m, tính khối lượng bê tông và ván khuôn đổ bê tông sàn trên?

VD5: Móng công trình có kích thước như hình vẽ. Hãy tính khối lượng thi công của móng trên? (Gợi ý: các công việc cần thi công: Đào đất, đắp đất trả hố móng, bê tông lót, bê tông móng (BT, CT, VK), bê tông giằng móng, bê tông giằng tường, gạch xây.

VD6: Một công trình có kết cấu cột BTCT như hình vẽ. Tính khối lượng thi công cột công trình trên?

VD7: Tính khối lượng thép sàn của kết cấu đã cho trên hình vẽ? (Thống kê theo bảng mẫu như trong hình).

VD8: Tính khối lượng đào, đắp đất của rãnh thoát nước cho như hình vẽ? (Các công việc: đào đất thủ công, đào cấp, đắp cát, đắp đất trả)

CHƯƠNG II – LẬP DỰ TOÁN

Bài 1: Cho bảng tổng hợp khối lượng và mã hiệu định mức công trình sửa chữa cải tạo phòng thí nghiệm VLXD Trường Đại học Hồng Đức như sau:

STT Mã hiệu

ĐM Nội dung công việc

Đơn vị tính Khối lượng I Nền đường 1

AE.22213 Xây gạch chỉ 6,5x10,5x22, xây tường thẳng, chiều dày <=33 cm, cao <=4 m, vữa XM mác 50

m3 12,40

2 AA.21322 Phá dỡ Nền gạch xi măng m2 69,90

3 AK.51240 Lát nền, sàn bằng gạch 300x300mm m2 69,90 4 AK.31240 Công tác ốp gạch vào chân tường, viền

tường, viền trụ, cột, gạch 150x150mm

m2 12,00

5 AK.31120 Công tác ốp gạch vào tường, trụ, cột, gạch 200x300 mm

m2 25.40

6 AK.21223 Trát tường trong, dày 1,5 cm, vữa XM mác 50

m2 156,86

7 AK.82511 Bả bằng bột bả m2 156,86

8 AK.84212 Sơn dầm, trần, cột, tường trong nhà m2 156,86

Dùng đơn giá xây dựng tỉnh Thanh Hóa để tính chi phí xây dựng công trình trên, công trình trên được xây dựng thời điểm tháng 11 năm 2011.

Bài 2: Cho bảng khối lượng, quy cách và mã hiệu của một số công tác thi công nền đường của một công trình đường tại thành phố Thanh Hóa như sau:

STT Mã hiệu

ĐM Nội dung công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

I Nền đường

1 AB.11713 Đào đất nền đường thủ công-ĐC3 m3 210,00 2 AB.21141 Đào san đất bằng máy đào ≤1,6 m3, đất

cấp I 100m3

39,90

3 AB.64123 Đắp nền đường máy đầm 16 tấn, độ

chặt yêu cầu K=0,95 100m3

4 AB.41432 Vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ, phạm

vi ≤1000m, ôtô 10T, đất cấp II 100m3

42,00

II Nền đất yếu

1 AB.66132 Đắp cát công trình bằng máy đầm 25

tấn, độ chặt yêu cầu K=0,90 100m3

12,68

2 AB.66133 Đắp cát công trình bằng máy đầm 25

tấn, độ chặt yêu cầu K=0,95 100m3

25,85

3 AB.66133 Cấy bấc thấm bằng máy 100m 33,45

Thời điểm lập dự toán tháng 3 năm 2013. Hãy dùng phương pháp đơn giá công trình, chiết tính đơn giá cho các công tác ở trên. Từ đó hãy tính chi phí xây dựng công trình trên.

Bài 3: Lập dự toán cho hạng mục móng ở VD5, hạng mục cột ở VD6. Biết công trình trên xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh hóa, thời điểm tháng 5/2013.

CHƯƠNG III – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đo bóc khối lượng công trình là gì?

1. Là việc căn cứ vào các loại bản vẽ để tính toán ra các khối lượng các công tác xây dựng bằng phương pháp đo, đếm, tính toán, kiểm tra.

2. Là việc xác định khối lượng các công tác xây dựng bằng phương pháp đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên các bản vẽ thiết kế hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

3. Là việc cầm bản vẽ, đọc, xem rồi tìm các số liệu ở đó nhập vào phần mềm Dự toán GXD

Câu 2: Mục đích của việc đo bóc khối lượng là gì? 1. Tính toán ra khối lượng các công tác xây dựng

2. Xác định được giá thành xây dựng trên cơ sở các khối lượng công tác xây dựng đã đo bóc được.

3. Xác định được khối lượng, lập được dự toán, lập được hồ sơ mời thầu, lập được giá dự thầu.

Câu 3: Ý nghĩa của việc xác định khối lượng xây dựng công trình là gì? 1. Là cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

2. Là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án với chủ đầu tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu.

3. Ý kiến khác ... Câu 4. Dự toán xây dựng công trình là gì?

1. Là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lí vốn khi đầu tư xây dựng công trình.

2. Là toàn bộ chi phí xây dựng công trình trước khi thi công được xác định trên cơ sở các số liệu dự kiến trước của công trình và các hướng dẫn phương pháp xác định.

3. Ý kiến khác... ...

1. Là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu. 2. Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định thầu.

3. Là tài liệu cho biết phí tổn xây dựng công trình, là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn.

4. Là cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật trong việc lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.

5. Ý kiến khác ...

Câu 6: Mục đích của việc lập dự toán xây dựng công trình là:

1. Giúp chủ đầu tư biết được số tiền sẽ phải chi trả ra để có được công trình. 2. Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu.

3. Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.

4. Sử dụng để làm căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán. 5. Ý kiến khác ...

Câu 7: Nội dung đầy đủ (theo Thông tư 04/2010/TT-BXD) của Dự toán công trình bao gồm:

1. Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. 2. Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn và chi phí dự phòng.

3. Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

Câu 8: Dự toán xây dựng công trình được lập ở giai đoạn: 1. Lập dự án đầu tư

2. Thực hiện dự án đầu tư 3. Kết thúc dự án đầu tư

4. Kết thúc xây dựng công trình và đưa vào khai thác sử dụng

Câu 9: Chi phí xây dựng công trình gồm các khoản mục chi phí nào? 1. Chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC) và máy thi công (M).

2. Chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC), máy thi công (M), chi phí chung (C), thu nhập chịu thuế tính trước (TL) và thuế VAT.

3. Chi phí trực tiếp (T), chi phí chung (C), thu nhập chịu thuế tính trước (TL) và thuế VAT.

Câu 10: Chi phí trực tiếp trong chi phí xây dựng gồm các khoản mục chi phí nào?

1. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công.

2. Chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

3. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

4. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác.

Câu 11: Trực tiếp phí khác (TT) trong chi phí XD được xác định theo phương pháp nào?

1. Lập dự toán.

2. Tính theo tỉ lệ % so với chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. 3. Tính theo tỷ lệ % so với chi phí nhân công.

Câu 12: Định mức tỉ lệ của trực tiếp phí khác (TT) trong chi phí xây dựng bằng bao nhiêu?

1. Bằng 1,5% của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. 2. Bằng 6,5% của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. 3. Tùy từng loại công trình.

Câu 13: Trong hai phương án giải thích về chi phí chung dưới đây, phương án nào đúng ?

1. Chi phí chung là toàn bộ các chi phí liên quan tới quá trình xây dựng công trình bao gồm chi phí quản lí của doanh nghiệp và các chi phí điều hành sản xuất tại công trường.

2. Chi phí chung trong dự toán xây dựng công trình là toàn bộ các chi phí liên quan tới quá trình xây dựng công trình gồm chi phí quản lí của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và các chi phí khác.

Câu 14: Chi phí chung (C) trong chi phí xây dựng công trình được tính theo tỉ lệ % của chi phí nào?

2. Chi phí nhân công hoặc chi phí trực tiếp.

Câu 15: Thu nhập chịu thuế tính trước (TL) được tính như thế nào? 1. Lập dự toán

2. Tính bằng tỉ lệ % của tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung

Câu 16: Mức tỉ lệ % của chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước trong dự toán phần xây dựng được quy định trong văn bản nào?

1. Luật Xây dựng 2003. 2. Luật Đấu thầu 2005.

3. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010.

4. Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng.

Câu 17: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (GXDNT) trong dự toán công trình được tính bằng cách nào?

1. GXDNT = k% x T x 1,1 2. GXDNT = k% x (T+C) x 1,1 3. GXDNT = k% x (T+C+TL) x 1,0 4. GXDNT = k% x (T+C+TL) x 1,1

T, C, TL lần lượt là chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước không có VAT trong dự toán. K là tỉ lệ % của chi phí lán trại tạm được quy định trong thông tư 04/2010/TT-BXD.

BẢNG DANH MỤC CÁC TẬP ĐỊNH MỨC THƯỜNG DÙNG

STT Tên định mức

1

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo văn bản số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng.

2 Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng. 3 Định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt công bố kèm

theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng 4 Định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng công bố kèm theo văn

bản số 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.

5 Định mức dự toán xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng 6

Định mức dự toán xây dựng công trình phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1780/BXD- VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.

7 Định mức vật tư trong xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.

BẢNG DANH MỤC CÁC TẬP ĐƠN GIÁ THƯỜNG DÙNG

STT Tên Đơn giá

1 Quyết định số 3592/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 Công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng, của UBND tỉnh Thanh Hóa.

2 Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 Công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt, của UBND tỉnh Thanh Hóa.

3 Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 Công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần sửa chữa, của UBND tỉnh Thanh Hóa.

4

Quyết định số 3595/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 Công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng, của UBND tỉnh Thanh Hóa.

5

Quyết định số 3592/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 Công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng, của UBND tỉnh Thanh Hóa.

6

Quyết định 6168/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 V/v công bố một số đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Hà nội, phần xây dựng lắp đặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn 737/BXD-VP ngày 22/4/2008 của Bộ Xây dựng về phương pháp đo bóc tiên lượng.

2. Bộ Xây dựng, Giáo trình tiên lượng xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2008.

3. Công văn số 734/BXD-VP ngày 21/4/2008 của Bộ Xây dựng Công bố nội dung cơ bản của tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá Xây dựng. 4. Bộ Xây dựng, Giáo trình lập định mức, đơn giá xây dựng. Nhà xuất bản

Xây dựng, Hà Nội, 2008.

5. Bộ Xây dựng, Giáo trình dự toán xây dựng cơ bản. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2008.

6. Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, các tiêu chuẩn TCVN, TCXD có liên quan.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN (Trang 35 -35 )

×