HÀM HỦY (DESTRUCTOR)

Một phần của tài liệu Bài Giảng Kỹ Thuật Lập Trình (Trang 144)

Hàm hủy là một hàm thành viên của lớp (phương thức) có chức năng ngược với hàm tạo. Hàm hủy được gọi trước khi giải phóng (xoá bỏ) một đối tượng để thực hiện một số công việc có tính ''dọn dẹp'' trước khi đối tượng được hủy bỏ, ví dụ như giải phóng một vùng nhớ mà đối tượng đang quản lý, xoá đối tượng khỏi màn hình nếu như nó đang hiển thị, ...

Việc hủy bỏ một đối tượng thường xẩy ra trong 2 trường hợp sau: + Trong các toán tử và các hàm giải phóng bộ nhớ, như delete, free, ... + Giải phóng các biến, mảng cục bộ khi thoát khỏi hàm, phương thức.

5.1. Hàm hủy mặc định

Nếu trong lớp không định nghĩa hàm hủy, thì một hàm hủy mặc định không làm gì cả được phát sinh. Đối với nhiều lớp thì hàm hủy mặc định là đủ, và không cần đưa vào một hàm hủy mới.

5.2. Quy tắc viết hàm hủy

Mỗi lớp chỉ có một hàm hủy viết theo các quy tắc sau:

+ Kiểu của hàm: Hàm hủy cũng giống như hàm tạo là hàm không có kiểu, không có giá trị trả về.

+ Tên hàm: Tên của hàm hủy gồm một dấu ngã (đứng trước) và tên lớp: ~Tên_lớp

+ Đối: Hàm hủy không có đối

Ví dụ có thể xây dựng hàm hủy cho lớp DT (đa thức) như sau: class DT

{

private:

int n; // Bac da thua

double *a; // Tro toi vung nho chua cac he so da thuc a0, a1 , ... public: ~DT() { this → n = 0; delete this → a; } ... };

5.3. Vai trò của hàm hủy trong lớp DT

Trong phần trước định nghĩa lớp DT (đa thức) khá đầy đủ gồm: + Các hàm tạo

+ Các toán tử nhập >>, xuất <<

+ Các hàm toán tử thực hiện các phép tính +, -, *, /

Tuy nhiên vẫn còn thiếu hàm hủy để giải phóng vùng nhớ mà đối tượng kiểu DT (cần hủy) đang quản lý.

Chúng ta hãy phân tích các khiếm khuyết của chương trình này:

+ Khi chương trình gọi tới một phương thức toán tử để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân đa thức, thì một đối tượng trung gian được tạo ra. Một vùng nhớ được cấp phát và giao cho nó (đối tượng trung gian) quản lý.

+ Khi thực hiện xong phép tính sẽ ra khỏi phương thức. Đối tượng trung gian bị xoá, tuy nhiên chỉ vùng nhớ của các thuộc tính của đối tượng này được giải phóng. Còn vùng nhớ (chứa các hệ số của đa thức) mà đối tượng trung gian đang quản lý thì không hề bị giải phóng. Như vậy số vùng nhớ bị chiếm dụng vô ích sẽ tăng lên.

CHƢƠNG 7. HÀM BẠN, ĐỊNH NGHĨA PHÉP TOÁN CHO LỚP

-Hàm bạn

-Định nghĩa phép toán cho lớp

Một phần của tài liệu Bài Giảng Kỹ Thuật Lập Trình (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)