Xử lý bộ thu phi tuyến

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN hệ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG kỹ thuật đa anten (Trang 35 - 37)

6. Ghép kênh không gian

6.3. Xử lý bộ thu phi tuyến

Phần trước đã mô tả về cách sử dụng việc xử lý tuyến tính để phục hồi tín hiệu ghép kênh không gian. Tuy nhiên, để tăng hiệu suất giải điều chế thì có thể áp dụng xử lý bộ thu phi tuyến.

Để tối ưu bộ thu có thể sử dụng thuật toán tách sóng ML (Khả năng giống nhất). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì thuật toán này khá phức tạp. Do vậy, một số phương án được đề xuất để giảm thiểu độ phức tạp.

Một phương pháp phi tuyến khác cho giải điều chế tín hiệu ghép kênh không gian là sử dụng SIC (Triệt nhiễu thành công). SIC yêu cầu các tín hiệu đưa vào phải được mã hóa riêng biệt trước khi ghép kênh không gian. Do vậy thường được gọi là truyền dẫn đa từ mã. Ngược lại với truyền dẫn đa từ mã là truyền dẫn một từ mã, trong đó các tín hiệu ghép kênh được mã hóa cùng nhau.Nó có thể được hiểu một cách tổng quan là dữ liệu xuất phát từ một nguồn nhưng sau đó sẽ được giải ghép kênh thành các tín hiệu khác nhau để có thể ghép không gian trước khi mã hóa kênh.

Như trong hình 24 đã chỉ ra, với SIC, trước tiên máy thu sẽ giải điều chế và giải mã từng tín hiệu ghép không gian thứ nhất. Dữ liệu sau khi được giải mã chính xác sẽ được mã hóa lại và loại trừ dần trong tín hiệu thu. Do đó, tín hiệu ghép thứ hai có thể được giải điều chế và giải mã mà không bị nhiễu từ tín hiệu thứ nhất (ít nhất là trong trường hợp lý tưởng). Sau đó dữ liệu được giải mã chính xác của tín hiệu thứ hai sẽ được mã hóa lại và trừ dần trong tín hiệu thu trước khi giải mã tín hiệu thứ ba. Các bước cứ thế được tiếp tục thực hiện cho đến khi tất cả các tín hiệu được giải điều chế và giải mã.

c c 1 y 2 y r N y

Hình 24. Giải ghép kênh/giải mã tín hiệu ghép không gian dựa trên SIC

Rõ ràng là với SIC, tín hiệu đầu tiên được giải mã sẽ ở mức nhiễu cao hơn so với các tín hiệu được giải mã sau này. Như vậy, để thực hiện một cách chính xác hơn thì tín hiệu được giải mã trước phải mạnh hơn những tín hiệu sau. Với giả thiết truyền dẫn đa từ mã như hình 23b, điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các sơ đồ điều chế và tỷ lệ mã hóa khác nhau đối với các tín hiệu khác nhau. Sơ đồ điều chế bậc thấp, tỷ lệ mã hóa thấp tức là tốc độ dữ liệu thấp sẽ được áp dụng cho tín hiệu được giải mã trước. Kỹ thuật này thường được gọi là Điều khiển tỷ lệ trên anten PARC.

MỤC LỤC

1. Lợi ích của kỹ thuật đa anten...1

2. Mô hình MIMO tổng quát...2

3. Kênh SVD MIMO ...3

3.1 Mô hình kênh SVD MIMO ...3

3.2 Mô hình hệ thống SVD MIMO tối ưu...7

4. Đa anten thu ...8

4.1. Mô hình kênh phân tập anten thu ...8

4.2. Sơ đồ kết hợp chọn lọc SC...9

4.3. Sơ đồ kết hợp tỷ lệ cực đại MRC...11

4.4. Kết hợp loại bỏ nhiễu IRC...12

5. Đa anten phát...14

5.1 Phân tập phát...16

5.2. Tạo búp sóng phía phát...27

6. Ghép kênh không gian ...30

6.1. Nguyên lý cơ bản...30

6.2. Ghép kênh dựa trên tiền mã hóa ...33

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN hệ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG kỹ thuật đa anten (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)