Thẻ (Tag) RFID

Một phần của tài liệu Kỹ thuật RFID và ứng dụng trong dải tần HF và LF (Trang 61)

- ISO 11785 – Technical concept (khái niệm công nghệ ) :

3.1.4 Thẻ (Tag) RFID

Do yêu cầu của hệ thống RFID là dùng trong quản lý nhân sự ở tần số thấp 125 KHz nên ta chọn loại thẻ thụ động Read-Only với giá thành thấp (khoảng 0,5USD/chiếc) chứa IC EM4102 của hãng Emmicroelectronic-Marin SA của Thụy Sĩ.

Mô tả chung START Kiểm tra Kết nối Khối xử lý trung tâm ( COM9) Thêm mới cơ sở dữ liệu Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Nhận ID mã hóa Hiển thị Báo động

EM4102 là chip CMOS dùng trong các thẻ RFID thụ động dạng Read-Only tức là thẻ này không có nguồn pin bên trong mà nó hoạt động dựa vào năng lượng do anten gắn trên thẻ thu về khi đặt trong trường điện từ của anten phía đầu đọc phát ra.

• Đặc điểm:

- Bộ nhớ 64 bit laser programmable

- Có một số lựa chọn về tốc độ truyền dữ liệu (16/32/64 chu kỳ của tần số sóng mang trên 1 bit dữ liệu) và dạng mã hóa dữ liệu (Manchester, Biphase hoặc PSK)

- Có tụ cộng hưởng trên chip (79pF) - Có bộ giới hạn điện áp trên chip - Có bộ chỉnh lưu trên chip

- Tần số hoạt động: 100 ữ 150 kHz

- Kích cỡ chip rất nhỏ tiện để gắn lờn cỏc loại thẻ - Tốn rất ít năng lượng

- Nguồn cấp (Vdd): - 0.3 ữ 7(V)

- Dòng 1 chiều trên cuộn dây anten trong tag (Icoil): -10 ữ 10 (mA)

- Nhiệt độ hoạt động (Top): - 40 ± 85 (oC)

• Sơ đồ:

Hình 3.10 Sơ đồ chip EM4102.

Hình 3.11 Sơ đồ khối của IC EM4102.

IC EM4102 được cung cấp năng lượng bởi trường điện từ cảm ứng trên cuộn dây anten. Điện áp xoay chiều cảm ứng được chỉnh lưu để tạo nguồn 1 chiều cung cấp cho các thiết bị bên trong tag hoạt động. Khi bit cuối cùng được truyền đi thì tag lại gửi tiếp tục bit đầu tiên cho đến khi hết năng lượng.

- Khối chỉnh lưu (Full Wave Rectifier): điện áp xoay chiều cảm ứng trên anten

được chỉnh lưu bởi mạch cầu Graetz. Mạch cầu sẽ giới hạn điện áp một chiều được chỉnh lưu để tránh sự cố khi điện áp quá cao.

- Khối tạo xung clock (Clock Extractor): đầu COIL1 được dùng để tạo xung

clock logic để đưa vào khối Sequencer.

- Khối sắp xếp dãy (Sequencer): cung cấp tất cả các tín hiệu cần thiết để định địa

chỉ trong mảng bộ nhớ và để mã hóa chuỗi dữ liệu đầu ra. Có thể sử dụng 3 phiên bản mã hóa logic: Manchester, Biphase (tốc độ truyền là 32/64 chu kỳ của tần số hoạt động) và PSK (tốc độ truyền là 16 chu kỳ của tần số hoạt động).

- Khối điều chế dữ liệu (Data Modulator): được điều khiển bởi tín hiệu Modulation Control để cảm ứng dòng điện cao trên cuộn dây anten. Transitor ở đầu

COIL2 điều khiển dòng điện cao này gây ảnh hưởng đến từ trường tùy theo dữ liệu được lưu trong mảng bộ nhớ.

- Bộ nhớ (Memory Array): EM4102 bao gồm 64 bits chia làm 5 nhóm thông tin.

9 bits được sử dùng làm header luôn được lập trình ở mức 1, 10 bits (P0-P9) làm bit parity hàng, 4 bits (PC0-PC3) làm bit parity cột, 40 bits dữ liệu (D00-D93) và 1 stop bit luôn để ở mức logic 0. Vì cấu trúc dữ liệu và bit parity như vậy nên sự sắp xếp cỏc dãy như thế này không thể lập trình lại. Các bit từ D00 đến D03 và từ D10 đến D13 là đặc

điểm nhận dạng của khách hàng (Customer Identification). 64 bits này được xuất ra liên

tiếp để điều khiển bộ điều chế. Khi chuỗi 64 bits được xuất ra thì thứ tự lại lặp lại cho đến khi hết năng lượng.

Hình 3.12 Phân chia 64 bits trong bộ nhớ của EM4102.

Khối mã hóa dữ liệu (Data Encoder): lựa chọn phương thức mã hóa Manchester.

Đây là phương thức luụn cú một sự chuyển đổi từ ON sang OFF hoặc từ OFF sang ON ở giữa chu kỳ bit tại thời điểm chuyển đổi từ bit logic 1 sang bit logic 0 hoặc từ bit logic 0 sang bit logic 1. Giá trị ở mức cao của chuỗi dữ liệu thể hiện trạng thái OFF, mức thấp của dữ liệu thể hiện trạng thái ON.

Hình 3.13 Mã hóa dữ liệu dạng mã Manchester.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật RFID và ứng dụng trong dải tần HF và LF (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w