II. Kế toán nguyên vật liệu
5. Kế toán tổng hợp nguyên liệu,vật liệu
5.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi phản ánh không thương xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất NVL trên các tài khoản tương ứng. Giá trị của NVL mua vào nhập kho, xuất kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh ở tài khoản 611 “ Mua hàng”. Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng , xuất bán .
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất.
Trị giá vật tư
xuất kho =
Trị giá vật tư
tồn đầu kỳ +
Tổng giá vật tư mua
vào trong kỳ -
Trị giá vật tư tồn cuối kỳ
Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản "Mua hàng".
Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.
5.2.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 611 "Mua hàng":
Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ. Kết cấu TK 611:
- Bên Nợ: + Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư nhập trong kỳ
- Bên Có: +Kết chuyển trị giá vật tư tồn cuối kỳ +Kết chuyển trị giá vật tư xuất trong
kỳ
Tài khoản 611 cuối kỳ không có số dư, chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: -TK 6111 "Mua nguyên vật liệu" -TK 6112 "Mua hàng hoá"
Tài khoản 152 "Nguyên vật liệu", 151 "Hàng mua đi đường"
-Bên Nợ: + Giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường đầu kỳ + Giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường cuối kỳ
-Bên Có: + Kết chuyển giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường đầu kỳ
5.2.2. Phương pháp hạch toán
- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ: Nợ TK 611 Có TK 152 Có TK 151 - Trong kỳ, phản ánh giá trị vật tư tăng: Nợ TK 611 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331... Có TK 411, 128, 222 Có TK 711
+ Nếu được chiết khấu thương mại, giảm giá: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 133 Có TK 611
+ Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 515
-Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định được giá trị tồn cuối kỳ và kết chuyển: Nợ TK 151, 152 Có TK 611
+ Sau khi có đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642... Nợ TK 128, 222 Có TK 611.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Nguyên liệu,vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại, đa dạng phong phú. Hoạt động nhập xuất nguyên liệu vật liệu diễn ra thường xuyên, giá cả của từng loại nguyên liệu vật liệu cũng luôn luôn biến động. Nguyên liệu vật liệu là một trong ba yếu tố tạo nên sản phẩm . Vì vậy nếu tổ chức tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ giúp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất. Vai trò của kế toán nguyên liệu vật liệu trong một doanh nghiệp là giúp đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần mềm kế toán có tính ưu việt hơn hẳn so với kế toán thủ công, chẳng hạn như về mức độ chính xác, tính hiệu quả cao, tính cộng tác và đặc biệt doanh nghiệp sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình với khách hàng, đối tác, các nhà kiểm toán, tài chính, đầu tư. Đây là một yếu tố có giá trị khi xây dựng thương hiệu riêng cho mình.