4 Chương trình DẠY HỌC TỪ XA
4.6.1 Mô hình ứng dụng qua LAN (Local Area Network)
Trong mạng nội bộ, bất kỳ 1 máy nào cũng đều có thể làm máy chủ (local server), các máy khác sẽ truy cập vào trang web thông qua địa chỉ ip của máy chủ đó (ip_local_server/
Hình 4.39: Giao diện sắp lớp của quản trị
Hình 4.40: Giao diện quản lý của admin
dayhoctuxa/login.php). Mô hình minh họa 4.42 trang 103.
Hình 4.42: Mô hình ứng dụng qua LAN
4.6.2 Mô hình ứng dụng qua WAN (Wide Area Network)
Mô hình ứng dụng qua WAN mang tính đột phá hơn. Người dùng có thể ở bất cứ đâu, chỉ cần truy cập vào địa chỉ của trang web là có thể tham gia lớp học. Tuy nhiên, mỗi máy người dùng cần phải cấu hình lại router để có thể chỉ định đến đúng địa chỉ ip và port, từ đó bắt được stream video cam từ máy người đó phát ra. Tất cả các hoạt động đều phải thông qua server online. Xem mô hình 4.43 trang 104.
Kết luận
Những gì đã đạt được
Trong thời gian thực hiện khóa luận với những gì nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi đã gặt hái được những kết quả sau đây:
1. Học tập và thực nghiệm được quá trình nghiên cứu khoa học thật sự: từ đề ra kế hoạch, khảo sát thực tế đến phân tích, đánh giá và phát triển công cụ giải quyết vấn đề. 2. Tiếp cận được một khối lượng kiến thức khá lớn và mới về lập trình web bằng PHP,
JavaScript, MySQL, CSS và các kỹ thuật nâng cao như AJAX, DOM, HTTP Live Streaming.
3. Vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào việc xây dựng chương trình dạy học từ xa.
4. Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đề ra lúc đầu trong việc xây dựng chương trình DHTX giải quyết nhu cầu và khó khăn của giáo viên, học sinh: tạo một môi trường học tập hoàn toàn mới, giúp ít cho việc truyền đạt kiến thức ngoài giờ lên lớp chính thức.
Những vấn đề còn tồn tại
Do thời gian khá ngắn và gấp rút và dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn đọng:
1. Giao diện chương trình dạy học từ xa còn đơn giản, kém sự thu hút đối với giáo viên và học sinh.
2. Phải cấu hình mở port cho vlc, thao tác đơn giản nhưng có thể ngoài kỹ năng của người dùng thông thường.
3. Các chức năng bổ trợ không nhiều, làm cho chương trình trở nên đơn điệu.
Đề xuất
Từ những gì đã đạt được và thấy rằng còn nhiều điều phải sửa chữa và nâng cấp, tôi xin đề xuất một số giải pháp mở rộng:
1. Cải tiến chương trình cho bắt mắt hơn.
2. Đơn giản hóa quá trình cài đặt, tự động tất cả các bước để người dùng dễ sử dụng hơn. 3. Các chức năng có thể bổ sung: chat, download/up load tài liệu, kiểm tra online, hệ
thống email nội bộ, trang thông báo tin tức,...
4. Ngoài việc stream webcam từ người dùng, bổ sung thêm chức năng stream màn hình của giáo viên, để hỗ trợ cho việc minh họa của giáo viên.
5. Hỗ trợ chức năng download video cuộc trò chuyện để xem offline. 6. Cải tiến quá trình truyền tải stream, làm cho việc trao đổi mượt mà hơn.
Phụ lục A
Phụ lục B
Danh sách các trường khảo sát
Tài liệu tham khảo
[1] Huỳnh Tấn Thông. Bài tham luận: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và thách thức, Sở GD& ĐT Đồng Tháp, 5/2008.
[2] Tài liệu hướng dẫn giảng dạy: Lập trình ứng dụng web với ASP.Net. Trung tâm tin học ĐH KHTN TP.HCM, phiên bản 1.0, 6/2005.
[3] A.T. Đôi nét về E-learning, Bản tin ĐHQG Hà Nội số 169, 3/2005. URL: http://news.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese/C1483/C1635/ 2005/06/N7204/?1
[4] W3C.Trường học trực tuyến của W3C. URL:http://www.w3schools.com [5] Nguyễn Thanh Nam.Bài giảng AJAX - PHP, Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế
AiTi-Aptech.
[6] PHP Manual. PHP Documentation Group, 1997 - 2011. [7] Giáo trình JavaScript. Khoa Toán - Tin ĐH Quốc Gia Hà Nội.
[8] MySQL manual. MySQL Website, URL:http://www.mysql.com
[9] Streaming technology. VideoDesk, Deskshare, URL: http://www.videodesk. net/Streaming.aspx