Kiến về hướng phát triển của Origami tại Việt Nam trong thời gian

Một phần của tài liệu Xây dựng một cửa hàng bán đồ origami cafebook info (Trang 26 - 44)

gian tới

Mẫu khảo sát trên 150 người nhưng chỉ có 50 phiếu trả lời câu 13 . Trong 50 phiếu chỉ có 46 phiếu hợp lệ , 4 phiếu có câu trả lời không đáp ứng nội dung khảo sát . Do sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả bài nghiên cứu nên chúng tôi tiến hành bỏ đi 4 phiếu không hợp lệ và phân tích trên 46 mẫu còn lại .

Các ý kiến trả lời được xếp thành 4 loại sau :

Loại 1: Chắc chắn sẽ rất phát triển trong thời gian tới . Loại 2: Không có khả năng phát triển .

Loại 3: Khả năng phát triển thấp do không cạnh tranh lại các mặt hàng lưu niệm khác .

Loại 4: Sẽ phát triển nếu Origami được Việt hóa và mang phong cách riêng của Việt Nam .

Trong 46 ý kiến thì có 27 người trả lời ý kiến loại 1 , chiếm 58% . Có 4 người trả lời ý kiến loại 2 , chiếm 9% . Có 5 người trả lời ý kiến loại 3 , chiếm 11% . Và 10 người trả lời ý kiến loại 4 , chiếm 22%

Hình 18 : Hướng phát triển của Origami tại Việt Nam trong thời gian tới Ta có thể thấy rằng hầu hết khách hàng đều tin tưởng vào tiềm năng phát triển Origami tại Việt Nam . Có thể là do các sản phẩm đã gây được cho họ một ấn tượng tốt .Tuy nhiên có một phần đông ý kiến đóng góp rằng để phát triển

40% 31% 11% 5% 13% 58% 9% 22% 11%

Origami cần phải tiếp cận được văn hóa của người Việt bên cạnh truyền thống văn hóa đặc thù của Nhật Bản . Do đó cửa hàng sẽ tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm mang phong cách Việt Nam như : lúa nước , búp bê áo dài , nón lá … để tạo nét đặc biệt và mới lạ hơn cho sản phẩm .

4.3 Kiểm dịnh

- Dựa vào bảng thống kê số liệu khảo sát số luợng người lựa chọn đặt cửa hàng ở quận 3 là nhiều nhất đến chiếm 40% nên cửa hàng Origami được mở ở quận 3 là hoàn toàn phù hợp với giả thiết đã đặt ra. Do vừa đáp ứng được ý kiến của khách hàng vừa đáp ứng những lí do khách quan thực tế như: giá thuê mặt bằng ở Quận 3 là tương đối. Vì thế việc lựa chọn mở cửa hàng ở Quận 3 sẽ đáp ứng được cả ý kiến thực tế của khách hàng và khả năng tài chính của cửa hàng.

Như vậy, việc đặt ra giả thuyết “Cửa hàng Origami mở tại quận 3” ban đầu hoàn toàn phù hợp với kết quả sau khi đã khảo sát .

- So với giả thuyết đã đạt ra ban đầu là sẽ có 80% khách hàng thoã mãn về

sản phẩm Origami, thì số liệu tổng kết từ bảng câu hỏi cho thấy ý kiến về hướng

phát triển của Origami tại Việt Nam trong thời gian tới có số liệu rất khả quan, trong tổng số 46 người thì đã có 27 ý kiến chắc chắn cửa hàng Origami sẽ phát triển được tại Việt Nam. Nên việc đặt ra giả thiết có 80% khách hàng sẽ thoã mãn sản phẩm Origami là rất có cơ sở, bởi việc đưa ra ý kiến Origami sẽ phát triển trong thời gian tới là một ý kiến rất tích cực và thiện cảm của khách hàng về sản phẩm Origami mới này vì đa số mọi ngưòi đều rất thích các dòng sản phẩm mới, có hình thức lạ mắt như Origami.

Bên cạnh việc dựa vào số liệu thống kê từ câu hỏi “Ý kiến của khách hàng về hướng phát triển của Origami tại Việt Nam trong thời gian tới”, thì ta còn có thể dựa vào số liệu của câu hỏi “Thái độ của khách hàng đối với việc thay thế sản phẩm lưu niệm hiện nay bằng một sản phẩm hoàn toàn mới”, với số câu trả lời “có” chiếm tới 76%, thì việc khách hàng rất mong muốn được nhìn thấy sản phẩm Origami mới mẻ này.

Từ các số liệu thực tế cũng như giả thuyết đặt ra ban đầu, ta có thể rút ra kết luận giả thuyết 80% khách hàng thoã mãn về sản phẩm origami là giả thiết đúng sau khi đã kiểm chứng lại bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi.

- Đối với số liệu thống kê từ bảng câu hỏi cho thấy có 59% số người chọn mua sản phẩm origami ở mức giá từ 10.000 đ – 50.000 đ . Qua đó có thể thấy giả thuyết “Cứ 30 người mua thì có 20 người mua các mặt hàng Origami có giá từ

10.000 tới 20.000 vnđ.” Hoàn toàn có thể xảy ra, vì số khách hàng đồng ý chi trả

cho sản phẩm Origami ở mức giá tương đối rẻ này là rất cao.

Đa số mọi người đều thích sản phẩm mới lạ, đẹp mắt, họ sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm với mức giá tương đối khi họ cảm thấy thích . Khi một sản phẩm đã thõa mãn sở thích và nhu cầu của khách hàng thì yếu tố giá cả sẽ trở thành yếu tố xem xét thứ 2. Điều này dựa theo số liệu khảo sát của câu hỏi 5: “Các yếu tố của sản phẩm Origami mà khách hàng quan tâm” .Có 45% khách hàng lựa

chọn là quan tâm về mẫu mã , nhiều hơn 43% số người lựa chọn quan tâm về giá cả.

Như vậy việc đặt giả thuyết “Cứ 30 người mua thì có 20 người mua các mặt hàng Origami có giá từ 10.000 tới 20.000 vnđ.” là đúng so với số liệu thực tế đã khảo sát.

- Để kiểm định giả thuyết đặt ra “một ngày có từ 15 - 25 người đến mua

hàng”, số liệu khảo sát cho thấy có đến 52 người thường xuyên mua , chiếm

34.67% trong tổng số 150 người . Do đó giả thuyết này hoàn toàn có thể xảy ra, và có thể số người đến mua thực tế sẽ cao hơn số người đến mua mà giả thiết đặt ra .

Vậy giả thuyết “một ngày có từ 15 - 25 người đến mua hàng” đúng với số liệu khảo sát .

- Giả thuyết “Mỗi ngày bán được 10 – 20 sản phẩm” đúng do giả thuyết

“một ngày có từ 15 - 25 người đến mua hàng” đúng . Vì chỉ cần 1 người mua 1

sản phẩm thì 15-25 người đến mua là bán được 15-25 sản phẩm .

Điều này là hoàn toàn có cơ sở . Do đại đa số mọi người trong quá trình khảo sát đều chọn sử dụng Origami làm quà tặng (54%) nên Origami sẽ nhanh chóng được quảng bá và lan rộng tới mọi người .Bên cạnh đó theo số liệu thống kê từ câu hỏi 10 là : khảo sát có 217 ý kiến về việc nên tổ chức thêm các loại hình kinh doanh khác đi kèm với việc bán sản phẩm Origami, thì có đến 129 ý kiến cho rằng nên dạy cách xếp Origami , chiếm 59% . Do đó nếu cửa hàng mở thêm hình thức kinh doanh đi kèm này sẽ thu hút được đông đảo khách hàng đến mua hơn so với dự tính .

Và do đặc thù của sản phẩm Origami là mang tính sáng tạo riêng của mỗi người, tuỳ thuộc vào bàn tay của ngưòi tạo ra nó nên Origami sẽ rất đa dạng về mẫu mã, giá cả và nó sẽ không bị lỗi thời hay gặp phải tình trạng sau khi bán được một thời gian thì khách hàng lại thấy nhàm chán như các sản phẩm khác. Ngoài ra, giá cả Origami ở cửa hàng là ở mức giá phải chăng, vừa phải với túi tiền của khách hàng, vì các sản phẩm Origami có nguồn nguyên vật liệu tương đối rẻ so với các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm khác . Điều này rất phù hợp với sở thích của ngưòi Việt Nam, đó là thích các sản phẩm mới lạ, đẹp mắt, không đụng hàng và giá cả phải rẻ .Vì vậy số ngưòi đến cửa hàng sẽ có khả năng cao hơn con số giả thuyết đưa ra nên việc mỗi ngày bán đuợc từ 10 – 20 sản phẩm là có thể.

Do đó, việc đặt giả thuyết “Mỗi ngày bán được 10 – 20 sản phẩm” là đúng so với số liệu thực tế, còn trong tương lai khi mặt hàng này đã phát triển thì số sản phẩm Origami được bán mỗi ngày có khả năng cao hơn giả thiết đã đặt ra ban đầu.

Từ những cơ sở khảo sát thực tế trên chúng tôi có thể kết luận các giả thuyết sau là đúng :

- Cửa hàng Origami được mở tại quận 3 - Có 80% khách hàng thoã mãn về mặt hàng.

- Cứ 30 người mua thì có 20 người mua các mặt hàng Origami có giá từ 10.000 đ tới 20.000 đ

- Một ngày có từ 15 - 25 người đến mua hàng. - Mỗi ngày bán được 10 – 20 sản phẩm.

4.4 Đề án kinh doanh

Sau khi phân tích dữ liệu thu thập được từ bảng khảo sát , chúng tôi đề xuất một đề án kinh doanh nhằm kiểm định lại giả thuyết thời gian hoàn vốn và doanh thu đã đặt ra ban đầu :

- Vốn bỏ ra là 50 triệu và sẽ hoàn vốn trong vòng 6 tháng. - Doanh thu mỗi ngày là 250.000 đ.

ĐỀ ÁN KINH DOANH 1. Giới thiệu cửa hàng Origami

Hiện nay thị trường các sản phẩm lưu niệm và quà tặng đang ngày một bảo hòa . Một phần do cuộc sống ngày càng bận bịu khiến chúng ta không còn thời gian để chăm chút mua những món quà dành tặng nhau , một phần do các mặt hàng lưu niệm không có gì mới lạ , chỉ quanh đi quẩn lại trong những con thú nhồi bông , thiệp …Do đó ý tưởng hình thành nên một cửa hàng cung cấp mặt hàng lưu niệm , quà tặng hoàn toàn mới ra đời .

Sản phẩm kinh doanh của chúng tôi là Origami – Những hình xếp giấy bằng tay có xuất xứ từ Nhật Bản .

Origami không phải là quá mới mẻ đối với khách hàng Việt Nam mà nó đã được du nhập vào khá lâu nhưng do chưa có một sự định hướng phát triển đúng đắn nên số lượng người từng biết đến và mua qua là không nhiều . Do đó có một bộ phận những bạn trẻ đam mê môn nghệ thuật này chỉ có thể tự lập câu lạc bộ sinh hoạt và nếu muốn các sản phẩm của mình thật giống như nguyên tác họ phải tốn khá nhiều chi phí đặt mua giấy tại Nhật Bản . Vậy câu hỏi đặt ra tại sao họ không mua giấy tại Việt Nam vì đây là nguồn nguyên vật liệu vô cùng thông dụng và phổ biến ? Nguyên nhân chủ yếu là giấy tại Việt Nam có chất lượng kém không đáp ứng được chất lượng cho sản phẩm Origami còn những loại giấy tốt thì lại mắc và không đa dạng về mẫu mã . Dựa trên thực trạng này chúng tôi đưa ra đề án kinh doanh xây dựng mô hình cửa hàng Origami để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm mới hứa hẹn nhiều tiềm năng .

Thị trường mục tiêu mà chúng tôi nhắm đến sau khi thông qua khảo sát là các khách hàng có độ tuổi từ 25 trở xuống . Đa phần là sinh viên và học sinh .

2. Tên cửa hàng

Tên cửa hàng chọn là Ori. Đây là 3 chữ đầu tiên trong chữ Origami hay Orikata thường được dùng trước năm 1880. Ori là một cái tên mới lạ và ngắn gọn giúp tạo sự ấn tượng và dễ nhớ cho khách hàng về thương hiệu sản phẩm Origami mà cửa hàng mang lại.

3. Vị trí cửa hàng

Sản phẩm Origami chủ yếu phục vụ cho các đối tượng trẻ tuổi như học sinh, sinh viên...Vì vậy vị trí thích hợp nhất là các địa điểm gần kề các trường học,các khu vui chơi tập trung nhiều giới trẻ như gần công viên, rạp hát, rạp chiếu phim…Hay các điểm du lịch thu hút nhiều khách nước ngoài như di tích,bảo tàng. Ngoài ra chúng ta có thể kinh doanh tại các nơi tập trung bán đồ lưu niệm,các gian hàng cho thuê….

Dựa trên cơ sở của kết quả dữ liệu bảng khảo sát và các phân tích chúng tôi quyết định mở cửa hàng tại địa điểm :

Vị trí : trên mặt tiền đường Võ Văn Tần, Quận 3 (trong ngõ đối diện ĐH Mở thành phố HCM )

Phí thuê dự kiến: 5.000.000 VNĐ/tháng (1 tháng đặt cọc). Diện tích: 4m x 6m

Hình 19 : Sơ đồ vị trí cửa hàng Ori

Với địa điểm trên chúng ta có thể khai thác tốt nhất khách hàng là sinh viên ĐH Mở, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn .

Bên cạnh đó, vị trí cửa hàng trên còn rất gần các nơi sinh hoạt, vui chơi giải trí như công viên Văn Hóa, nhà văn hóa lao động…nơi tập trung đông đảo các đối tượng thanh, thiếu niên, thuận lợi cho việc kinh doanh, cũng như dễ dàng thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả .

4. Trang trí – Trang thiết bị

4.1 Trang trí – Trang thiết bị

Do sản phẩm chính của cửa hàng là Origami, một đặc trưng của Nhật Bản. Vì thế cửa hàng cũng được trang trí theo phong cách Nhật Bản nhưng vẫn không kém phần hiện đại để giúp khách hàng cảm nhận được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mình định mua và gây cảm giác hứng thú khi đặt chân vào cửa hàng.

Với diện tích của cửa hàng là 24m2 (4mx6m), cửa hàng sẽ được trang trí như sau:

Mặt tiền 4m sẽ được thiết kế hai cánh cửa kính mang phong cách truyền thống của một gift shop. Cửa hàng sử dụng cửa kính để khách hàng có thể nhìn được những sản phẩm bên trong cửa hàng. Hai cửa kính có diện tích 2m2

(1mx2m), chi phí cho cửa khoảng 6.000.000 đ . Để trang trí cho cánh cửa thêm sinh động, chúng ta sẽ sử dụng giấy decal để trang trí, cắt chữ và những hình vẽ đặc trưng của Nhật, chi phí cho decal khoảng 300.000 đ. Ngoài ra mặt tiền sẽ được lắp một bảng hiệu (tên Ori) được thiết kế theo phong cách Nhật, sử dụng tre làm khung, có in hình một số mẫu Origami đặc trưng, chi phí cho bảng hiệu là 1.000.000 đ .

Bên trong cửa hàng là sự kết hợp màu sắc giữa màu sơn tường đặc trưng của Nhật và ánh đèn. Tường được sơn màu hồng trẻ trung, năng động kết hợp với màu kem đặc trưng của Nhật mang lại cảm giác dịu nhẹ. Ngoài ra màu tường còn kết hợp với màu trắng sáng của đèn làm nổi bật sản phẩm của chúng ta hơn. Trên tường ta có thể vẽ thêm các chi tiết của Nhật Bản, ví dụ như: hình hoạt hình, hoa anh đào, dán một số mẫu giấy dễ thương giới thiệu về Origami, in ra một số hình Origami mẫu dán lên tường,… Theo phong cách Nhật thì sàn sẽ được trải thảm, chi phí cho trang trí tường, trần, sàn khoảng 4.000.000 đ.

Để trưng bày các mẫu Origami thì chúng ta sẽ dùng các kệ mặt là kính bắt đinh óc lên tường, nhằm tôn lên vẽ đẹp của sản phẩm đồng thời tạo cảm giác sáng hơn, rộng hơn cho không gian cửa hàng.

Chúng ta cần khoảng 6 kệ kính (0,25mx2m) và 3 kệ kính (0,25mx3m) để trưng bày những mẫu Origami kích thước vừa và nhỏ. Cần 3 kệ kính (0.5mx3m) để trưng bày những mẫu Origami kích thước lớn. Chi phí cho kệ khoảng 4.000.000 đ.

Ngoài ra của hàng cần có thêm 2 cái tủ kính (0,5mx1,5mx1.2m) để trưng bày các mẫu Origami phức tạp, giá đắt. Chi phí cho 2 cái tủ khoảng 3.000.000 đ .

Bên cạnh đó thì cửa hàng cũng cần một số trang thiết bị và 2 cuốn catalog phục vụ cho việc bán hàng và quản lý như: Quạt trần ( 2 cái, giá khoảng 820.000 VNĐ/cái), 1 cái bàn phục vụ cho việc thu ngân chất liệu giấy ép, 2 cái ghế cho nhân viên bán hàng và thu ngân ( khoảng 1.200.000 VNĐ), 2 cuốn catalog ( khoảng 300.000 VNĐ ) và 1 cái laptop (8.000.000 VNĐ).

Các trang thiết bị trên chúng tôi sẽ đặt hàng tại các nhà cung cấp sau :

- 2 cửa kiếng đặt tại DNTN Kiếm Quyền , địa chỉ 14 - 16 Đường số 11 Dương Quảng Hàm - P.5 - Q.Gò Vấp - Tp.HCM . Chúng tôi lựa chọn nhà cung cấp này là do họ uy tính lâu năm , chất lượng sản phẩm tốt và giá tương đối thấp hơn so với những nơi khác khoảng 300.000 đến 500.000 tùy theo kích cỡ cửa kiếng và mua theo sỉ hay lẻ . Cửa kính tại đây có giá lẻ mỗi cửa (1m x 2m) là 3.000.000 một cửa .

- Bảng hiệu đặt hàng tại cửa hàng Sơn Băng 179/79 Xô Viết Nghệ Tĩnh, F.

Một phần của tài liệu Xây dựng một cửa hàng bán đồ origami cafebook info (Trang 26 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w