Chính sách ổn định tỷ giá của chính phủ:

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tỷ GIÁ của VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 33 - 37)

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như tình hình cụ thể của nền kinh tế trong nước, Chính phủ Việt Nam đã có những can thiệp đúng đắn và kịp thời. Với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo tính thanh khoản ngoại tệ ở các hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

3.1 Các biện pháp nhằm kiểm soát tín dụng, lãi suất:

Từ ngày 11/6, NHNN đã thực hiện điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam (VND) từ 12%/năm lên 14%/năm. Theo đó, căn cứ theo quy định hiện hành, các ngân hàng thương mại được phép điều chỉnh tăng lãi suất cho vay VND lên tối đa 150% lãi suất cơ bản. Như vậy, trần lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế vay được nới lên thành 21%, thay vì 18% như hiện nay. Cùng với việc tăng mạnh lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên 13%/năm. Các mức lãi suất được điều chỉnh được căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị

cầu vốn thị trường, tỷ giá. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một điều chỉnh thuận lợi cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng vì với việc ấn định một lãi suất huy động và cho vay bằng VND ở mức hợp lý, các ngân hàng sẽ tăng được khả năng huy động và cho vay vốn, như vậy có thể tập trung được một khối lượng lớn nguồn tiền đồng vào các hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát, giảm áp lực tác động lên tỷ giá. Ngoài ra, lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm cũng góp phần tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.

3.2 Các biệ pháp nhằm điều chỉnh tỷ giá:

- Về tỷ giá bình quân liên ngân hàng, NHNN Việt Nam đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ mức 16.139 VND/USD áp dụng cho ngày 10/6 lên mức 16.461 VND/USD áp dụng cho ngày 11/6. Việc điều chỉnh này giúp phản ánh sát hơn tình hình cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ.

- Về việc nới rộng biên độ tỷ giá giao dịch, trong tháng 6/2008 NHNN đã thực hiện 2 lần việc thay đổi biên độ tỷ giá giao dịch, đó là điều chỉnh tỷ giá tham chiếu và nâng biên độ tỷ giá cho phép từ +/-1% lên +/-2%. Ngày 11/6, với việc tăng lãi suất cơ bản lên 14%, NHNN vẫn duy trì biên độ giao dịch ở mức +/-1%. Ngày 27/6, NHNN đã quyết định giữ lãi suất cơ bản của đồng VN ở mức 14%/ năm do lạm phát đang được kiểm soát tốt, riêng biên độ tỷ giá sẽ được nới lên thành 2% thay vì 1% như trước. Theo đó, tỷ giá USD/VND không được vượt quá biên độ +/-2% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN thông báo hằng ngày. Chính sách này tạo điều kiện cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn trong việc ấn định tỷ giá, đồng thời cùng với chính sách nới lỏng trần lãi suất, nó đã đem lại dấu hiệu rất tích cực, phần nào đã lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư.

- Về việc ổn định tỷ giá trên trường tự do, ngày 5/6, tỷ giá USD trên thị trường này sau khi vượt mốc 18000 đồng đã tiếp tục tăng mạnh. Đại diện NHNN khẳng định, tỷ giá tăng vượt quá như vậy là do yếu tố tâm lý và có thể là cả đầu cơ.

Những báo cáo gần đây của các tổ chức quốc tế hoặc những tin đồn về triển vọng của nền kinh tế Việt nam cùng với khả năng mất giá của VND trong thời gian tới đã tạo ra tâm lý đầu cơ tích trữ cho không chỉ riêng người dân mà còn cả doanh nghiệp. Ngoài ra cũng phải kể đến nguyên nhân cầu ngoại tệ từ các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, thép, thuốc chữa bệnh, một số doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng thuộc diện hạn chế không khuyến khích như hàng tiêu dùng xa xỉ, ô tô,… không được các Ngân hàng ưu tiên đáp ứng về ngoại tệ nên đã tiến hành mua gom trên thị trường tự do. Do đó, việc NHNN bán USD cho các doanh nghiệp đã làm cầu USD trên thị trường này giảm, chênh lệch giá USD giữa thị trường chợ đen và giá chính thức giảm, điều này làm tỷ giá đi vào ổn định.

- Chính phủ tác động vào cung cầu ngoại tệ:

+ NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.

+ Mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước trên cơ sở nguồn tiền cung ứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp hút tiền về phù hợp với tình hình thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ.

+ Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

+ Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc những thanh toán đến

hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM.

Ngoài ra, NHNN luôn kịp thời bám sát diễn biến thị trường, cập nhật thông tin, đánh giá các dòng vốn vào và ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp; công bố mức dự trữ ngoại hối, củng cố lòng tin của thị trường. Để đảm bảo thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện việc không được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay và giao các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định này; xử lý và báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu không được dùng đồng tiền thứ ba để tính ra tỷ giá VND với USD gây xáo trộn và không trung thực về tỷ giá; không được thu thêm phí liên quan; các tổ chức tín dụng phải kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tỷ GIÁ của VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w