Tình hình cá Basa ở Việt nam

Một phần của tài liệu TỔNG hợp BIODIESEL từ mỡ cá BASA TRÊN xúc tác BAZO rắn (Trang 29)

Hiện nay, Việt Nam có thể cho cá Basa sinh sản nhân tạo nhƣng sản lƣợng còn thấp, chất lƣợng cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thức ăn, chất lƣợng nguồn nƣớc, mật độ nuôi…

Ở Việt Nam 2 họ chính trong bộ cá trơn đƣợc nghiên cứu là họ Pangasiidae và Clariidae. Họ Pangasiidae có 21 loài thuộc 2 giống: giống Pangasius có 19 loài và giống Helicophagus có 2 loài. Có một loài sống trong nƣớc lợ, 2 loài sống ở

30

biển. Tính ăn của các loài trong họ Pangasiidae thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá thể.

Trong họ Pangasiidae 2 loài cá basa và cá tra là cá nuôi kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong hình thức nuôi tăng sản. Hằng năm nghề nuôi cá bè cung cấp hàng ngàn tấn cá Basa cho thị trƣờng trong nƣớc, thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu cho thức ăn gia súc. Nếu trong năm 1993 sản lƣợng nuôi bè ở Miền Nam Việt Nam ƣớc lƣợng vào khoảng 17400 tấn hầu hết là từ các bè nuôi sông Mê Kông, thì chỉ riêng cá Basa đã chiếm ¾ sản lƣợng này (13400 tấn). Trong năm 1996 sản lƣợng loài cá này khoảng 15000.

Trong những năm gần đây, do nhu cầu xuất khẩu vào các nƣớc Mỹ, Úc, châu Âu…tăng mạnh nên nghề nuôi cá và chế biến cá rất phát triển. Tại An Giang, vào năm 2000 sản lƣợng cá ba sa đạt đến trên 16.000 tấn, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tính đến tháng 11/2004 sản lƣợng cá Basa là 300,000 tấn và theo dự thảo quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL đến năm 2010 tổng sản lƣợng chế biến cá tra, ba sa đạt 230.000 tấn, chiếm 28% tổng sản lƣợng chế biến xuất khẩu của cả nƣớc; 320.000-520.000 tấn vào năm 2015 và đạt 425.000-690.000 tấn vào năm 2020. Trong đó, tổng sản lƣợng chế biến cho tiêu thụ nội địa đến năm 2010 là 38.000 tấn với giá trị 828,6 tỉ đồng; năm 2015 là 70.000 tấn với giá trị 1.527.4 tỉ đồng và đến năm 2020 đạt 90.000 tấn với giá trị 1.964 tỉ đồng... . Với sản lƣợng nhƣ trên thì nếu khai thác triệt để ta có thể thu đƣợc khoảng 300,000 tấn philê và các sản phẩm từ thịt cá: 250.000 tấn mỡ cá chƣa sơ chế, sau khi nấu có thể thu đƣợc 34,000 tấn mỡ cá thô.

Cá Basa có buồng mỡ rất lớn, chiếm khoảng 25% khối lƣợng cá. Lƣợng mỡ cá thu đƣợc từ các cơ sở chế biến thuỷ sản hàng năm 4.000 ÷ 5.000 tấn mỡ cá. Cho tới nay một lƣợng nhỏ mỡ cá này đã đƣợc chế biến công nghiệp, tinh luyện thành dầu mỡ thực phẩm.

Một phần của tài liệu TỔNG hợp BIODIESEL từ mỡ cá BASA TRÊN xúc tác BAZO rắn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)