- Cơ chế hoạt động
2.2.3: Cơ chế phát lại có lựa chọn ( Selective – repeat ARQ ).
Phương pháp này chỉ truyền lại những khung bị hỏng hoặc bị thất lạc. Nếu khung bị hỏng thiết bị gửi nhận được khung NAK và khung đó sẽ được truyền lại ngoài tuần tự thông thường. Thiết bị nhận phải sắp xếp lại các khung và chèn chính xác khung vào vị trí thích hợp của nó theo đúng tuần tự. Để có được khả năng chọn lựa đó hệ thống Selective – repeat ARQ khác hệ thống Go – Back – N ARQ những điểm sau:
Thiết bị nhận phải chứa các cổng logic sắp xếp để sắp xếp tuần tự các khung được nhận lại. Nó cũng phải sắp xếp các khung nhận sau khi đã gửi khung NAK cho đến khi khung hỏng đươc sửa lỗi.
Thiết bị nhận phải có cơ cấu tìm kiếm, cho phép nó tìm và chọn chỉ khung yêu cầu truyền lại.
Đệm trong thiết bị nhận phải giữ tất cả các khung nhận được cho đến khi tất cả các khung truyền lại đều được sắp xếp và bỏ qua các khung nhận được lần 2.
Để giúp cho việc chon lựa, các số ACK cũng như các số NAK phải gán cho các khung nhận ( hoặc bị mất ) mà không gán cho khung chờ nhận tiếp theo.
Kích thước cửa sổ theo phương pháp này nhỏ hơn kích thước cửa số của phương pháp Go – Back – N ARQ. Kích thước đó bằng hay nhỏ hơn (n+1)/2 trong khi đó cửa sổ của Go – Back – N ARQ là (n – 1 ).
- Cơ chế hoạt đông:
• Tương tự như Go – Back – N
• Chỉ gửi lại các Frame bị NAK hoặc time out.
• Bên nhận có thể nhận I-Frame không theo đúng chỉ số tuần tự.
• Bên nhận phải có Buffer để lưu lại các Frame đến không theo đúng chỉ số tuần tự.
- Vấn đề kích thước cửa sổ: • Tình huống: window kích thước 7. • A gửi các Frame từ 0 đến 6 qua B.
• B xác nhận tất cả nhưng tất cả các ACK đều bị mất. • A đợi bị time out nên gửi lại Frame 0.
• B lúc này đã dịch cửa sổ nhận , có nhận các Frame 7.0,1… 5. Nó tưởng Frame 7 bị mất và 0 là Frame mới nên chấp nhận ( trùng Frame ).
• Đây là vấn đề trùng lặp giữa các cửa sổ gửi và cửa sổ nhận.
• Do đó kích thước cửa sổ tối đa là ½(N) ( N là chỉ số tuần tự lớn nhất ).
Cách sửa lỗi:
→ Sửa lỗi E1:
Nếu một khung bị mất, khung tiếp theo sẽ truyền tới ngoài tuần tự. Khi đó thiết bị nhận sẽ sắp xếp lại những khung có mặt.
Tất nhiên, thiết bị nhận chỉ nhận ra sự mất khung nếu có các khung tiếp theo.
→ Sửa lỗi E2:
I-Frame truyền đến bên nhận nhưng bị lỗi.
Bên nhận vẫn lấy các Frame tiếp theo vào bộ đệm ( nhưng chưa đưa lên lớp trên ).
Bên gửi chỉ truyền lại I-Frame bị lỗi.
Bên nhận nhận đúng các frame theo trình tự thì có thể đưa dữ liệu lên lớp trên.
→ Sửa lỗi E3:
Sử dụng chỉ số tuần tự Frame ( sequential number ):
Khi ACK-Frame bị lỗi hay không đến được bên gửi, sau thời gian time out bên gửi sẽ gửi lại I-Frame này.
** So sánh giữa Stop – and – wait , Go – Back – N và Selective- reject ARQ: Stop and wait là kỹ thuật kiểm soát lỗi đơn giản và hiệu quả nhất. Bên gửi chỉ gửi Data và đợi xác nhận từ bên nhận. Nếu bên nhận xác nhận Data là đúng thì bên phát sẽ tiếp tục phát tiếp những Data tiếp theo. Hiệu suất sử dụng đường truyền thấp do phải chờ xác nhận bên nhận mới được phát tiếp theo hoặc sau thời gian của bộ định thời.
Mặc dù chỉ truyền lại những khung bị mất và bị lỗi nhưng Selective- reject ARQ không hiệu quả hơn việc truyền lại tất cả các khung. Sự phức tạp ở chỗ yêu cầu thiết bị nhận phải sắp xếp, lưu trữ các khung và thiết bị gửi phải có cổng logic ngoài để chọn ra những khung truyền lại nhất định. Selective- reject ARQ đắt hơn và ít được sử dụng. Trong thực tế sử dụng Go – Back – N đơn giản và tiện lợi hơn. 2.3 Ứng dụng của ARQ trong công nghệ Wiremax di động.
Thuật toán ARQ trở nên phổ biến trong mạng không dây và mạng hữu tuyến để truyền lại những thông tin bị lỗi.Tuy nhiên, việc sử dụng ARQ yêu cầu sự lựa chọn chính xác về công suất phát và tốc độ dữ liệu trong quá trình truyền tải phát, về mặt khác đường truyền trở nên bị lỗi,khi quá trình duy trì các thiết lập tối ưu này trong môi trường thời gian không ổn định trở thành thách thức cho các nhà bẳng rộng di động. Kỹ thuật hyrid ARQ được phát hiện. H-ARQ trở thành một phần thông số wimax di động khối thu tập hợp thông tin từ một gói lỗi với hiện tượng tái truyền phát tín hiệu của cùng một gói tin cho tới khi thông tin tập hợp đầy đủ lại để lấy lại toàn bộ gói tin.
Khi vận hành HSDPA ở lân cận hiệu phổ cao nhất, tỷ lệ lỗi BLERsau lần truyền dẫn đầu tiên được khuyến nghị trong khoảng từ 10% - 20%. Cơ chế yêu cầu lặp tự động lại H-ARQ được ứng dụng trong HSDPA làm giảm trễ và tăng hiệu quả truyền tải truyền dẫn dữ liệu.Thực tế H-ARQ là một giao thức dừng lại và chờ SAW (stop and wait).
Trong cơ chế SAW, phía truyền dẫn luôn luôn ở quấ trình truyền dẫn các blog hiện hành cho tơi khi thiết bị người sử dụng hòan toàn nhận được dữ liệu. Để tận dụng khả năng khi node-B chò các báo nhận, có thể thiết lập N quá trình SAW- ARQ song song cho thiết bị người dùng. Do đó,các tiến trình khác nhau truyền dẫn trong các TTI riêng biệt. Số quá trình SAW-ARQ song song được thiết lập tối đa là 8. Tuy nhiên thông thương thì chọn từ 4-6.Thời gian trễ nhỏ nhất cho phép giữa quá trình truyền dữ liệu gốc so với quá trình tái truyền dẫn dữ liêu lần đâu tiên trong HSDPA là 12ms.
Điều khiển H-ARQ lớp 1 được đặt tại node-B.Do đó việc lưu trữ các gói dữ liệu phí báo nhận cùng với chức năng sắp xếp của các gói trong qua trình tái truyền dẫn là không phụ thuộc vào RNC. Như vậy sẽ tránh được tái truyền dẫn.