Đối với việc chăn nuôi thì vấn đề dịch bệnh luôn là nỗi lo và quan tâm lớn nhất của người chăn nuôi cũng như của các cơ quan chức năng.Trong những năm gần đây tuy công tác phòng bệnh rất được quan tâm và trú trọng song vẫn có một số bệnh vẫn xảy ra và gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho các nông hộ.
Qua điều tra tình hình dịch bệnh ở xã tôi thấy.
Đàn lợn, trâu bò hay mắc như: Lợn con bị phân trắng, lợn phù đầu sưng mặt, bệnh nội khoa ở gia súc, bệnh ký sinh trùng...
Đàn gia cầm hay mắc bệnh như: Thương hàn, gà bị cầu trùng, tụ huyết trùng...
Bảng 5.3: Tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn gia cầm ở các hộ điều tra năm 2015
Loại vacxin Số hộ điều tra Tổng số gia cầm Số con mắc bệnh (%) Tỉ lệ( %) Newcastle 60 1050 370 35,23 Gumboro 60 1050 350 33,33 Tụ huyết trùng 60 1050 450 42,85 Thương hàn 60 1050 580 55,23 Ký sinh trùng 60 1050 510 48,57
Biểu đồ 5.5 Tỉ lệ mắc bệnh các bệnh trên đàn gia cầm ở các hộ điều tra Năm 2015
Kết quả ở bảng 5.3. Cho thấy các bệnh thường mắc ở gia cầm của các hộ nông dân như sau:
Bệnh Newcastle và bệnh Gumboro có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất trong các bệnh thường gặp trong xã. Hai bệnh này gây nên bởi virut, mắc quanh năm, bệnh lây lan nhanh, nên người chăn nuôi ý thức việc tiêm phòng trị hai bệnh này là tốt hơn nên bệnh sảy ra ít hơn.
Bệnh tụ huyết trùng rất nguy hiểm sảy ra ở các nông hộ tương đối cao 450 con mắc bệnh trên tổng số 1050 con trong hộ điều tra, bệnh sảy ra lẻ tẻ, đột ngột nhưng bệnh cũng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm.
Bệnh thương hàn gà mắc với tỷ lệ cao nhất: Với 580 con trong tổng số 1050 con số hộ điều tra với tỷ lệ 55,23%.
Sau đó đến ký sinh trùng với 510 trong tổng số 1050 con với tỉ lệ 48,57% tổng số hộ điều tra.
Còn bệnh ký sinh trùng gây lên tương đối cao là do thói quen chăn thả của người dân, gia cầm tự kiếm mồi... Nguồn gây bệnh từ đó mà ra, bệnh này xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào mùa xuân, bệnh này không được người dân coi trọng vì bệnh dễ phát, người chăn nuôi khi thấy gà ủ rũ, lông sù, bỏ ăn, uống nước nhiều và đặc biệt là gà ỉa phân ra máu thì mới phát hiện ra bệnh nhưng lúc đó gà đã mắc bệnh ở mức độ nặng.
Bảng 5.4: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm 2015 Loại vacxin Số hộ điều tra Lợn Trâu bò Tổng số (con) Số con mắc bệnh Tỉ lệ (%) Tổng số (con) Số con mắc bệnh Tỉ lệ (%) Truyền nhiễm 60 910 25 2,74 980 70 7,14 Nội khoa 60 910 245 26,92 980 80 08,16 Ngoại khoa 60 910 12 01,31 980 90 09,18 Kí sinh trùng 60 910 347 38,13 980 290 29,59 Sản khoa 60 910 5 00,54 980 2 0,20
Biểu đồ 5.6: Tỉ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm 2015
Qua bảng 5.4. Chúng tôi thấy gia súc mắc bệnh ở hầu hết các loại bệnh ký sinh trùng có tỷ lệ cao nhất ở lợn và trâu bò.
Bệnh mắc ở lợn: Bệnh ký sinh trùng mắc cao nhất trong các bệnh thường gặp ở gia súc với 347 trong tổng số 910 chiếm tỷ lệ 38,13% số hộ điều tra. Sau đó đến bệnh nội khoa: Với 245 trong tổng 910 con và chiếm 26,92%, và tỷ lệ thấp nhất vẫn là sản khoa: Với 5 con trong tổng số 910 con tỷ lệ chiếm 00,54% số hộ điểu tra tổng đàn lợn nái.
Qua điều tra chúng tôi thấy sở dĩ hai bệnh nội khoa và ký sinh trùng mắc với tỷ lệ cao là do các hộ chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng các phụ phẩm trong nông ghiệp trong chăn nuôi.
Thường cho đàn lợn ăn rau muống sống vệ sinh kém tận dụng các khoảng đất trống để chăn nuôi, không có chuồng nuôi kiên cố. Do đó về mùa đông lợn thường bị lạnh rét, lợn hay mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh truyền nhiễm mắc ở lợn thường là bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, Leptospirosis... Các bệnh này xảy ra do hộ chăn nuôi, chăm sóc và dinh dưỡng kém và vấn đề tiêm phòng chưa được quan tâm đúng mức. Khi phỏng vấn người dân thì bệnh này thường xảy ra vào mùa hè thu do chuồng trại nuôi không đúng kỹ thuật. Bệnh sản khoa, bệnh này chủ yếu do lợn quá già, quá lứa tuổi lấy đực sau đẻ không đạt hiệu quả. Nhưng bệnh này ít gặp.
con chiếm 29,59%, bệnh này chiếm tỉ lệ cao nhất trong hộ điều tra. Tiếp đó là bệnh nội khoa với 80 con trong tổng số 980 con số hộ điều tra và chiếm tỷ lệ 08,16%, bệnh ngoại khoa mắc 90 con trong tổng số 980 con và chiếm tỷ lệ 09,18%. Truyền nhiễm 70 con trong tổng số 980 con và chiếm 07,14%. Thấp nhất vẫn là sản khoa với 2 con mắc chiếm 0,20%.
Qua đây chúng tôi thấy bệnh ký sinh trùng mắc với tỷ lệ cao nhất là trâu bò, trong các hộ chăn nuôi, chăm sóc, vệ sinh, dinh dưỡng thấp chăn thả quản lý không tốt... Ngoài ra các nông hộ không quan tâm đến khâu phòng bệnh ký sinh trùng cho trâu bò chỉ khi bệnh phát ra họ mới tìm thuốc chữa. Bệnh ngoại khoa mắc là do trâu bò chăn thả cọ sát dẫn đến thương tích. Bệnh truyền nhiễm (chủ yếu vẫn là bệnh tụ huyết trùng) là do các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng kém vệ sinh chuồng trại kém cho nên bệnh dễ dàng xảy ra, khi phỏng vấn hộ nông dân thì bệnh thường phát vào mùa hè và mùa thu. Bệnh nội khoa chủ yếu là do hộ chăn nuôi cho trâu, bò ăn phải những thức ăn dễ lên men tinh hôi như cỏ non, khoai lang, trâu bò hay được chăn thả vào buổi sáng sớm do sương vẫn còn nhiều nên cũng bị nên men sinh hơi.