Khái niệm thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của yasunary kawabata (Trang 37)

8. Bố cục khóa luận

2.1.Khái niệm thời gian nghệ thuật

Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó có cuộc sống con người, không gì có thế tồn tại ngoài thời gian.

Khoa học và thực tiễn cho thấy: Có một thời gian vật lý tuyệt đối không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ và được đo bàng mặt trời, bằng đồng h ồ ... thời gian này được hiếu là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến theo ba trạng thái: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Nó vận động và phát triển một chiều tuyến tính và khách quan không theo ý muốn của con người, tuy nhiên đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật chỉ có trong thế giới nghệ thuật và mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Trong cuốn ‘T ử điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi nhận xét: “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tố chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” [8; tr 322]. Tác phẩm văn học biến sự cảm thụ thời gian mang tính chất khách quan thành một trong những hình thức phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, tác phấm văn học cũng thể hiện cả thời gian khách quan, có khi nó tuân thủ triệt đế nguyên tắc thống nhất giữa thời gian của truyện và thời gian của người đọc. Có khi nó lại phá bở nguyên tắc ấy, tô đậm sự khác nhau giữa các dạng thời gian bằng cách dấu mạch trần thuật chủ yếu theo dòng thời gian chủ quan.

Thời gian nghệ thuật thế hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời chuỗi biến cố cốt truyện, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức. Thời gian nhệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong tùng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thế hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Là phản ánh thời gian khách

quan nên thời gian nghệ thuật cũng có độ dài, nhịp độ, tốc độ; có ba chiều: Quá khứ, hiện tại, tương lai; có hướng vận động trật tự: Trước, sau, liên tục. Thời gian trong tác phấm văn chương chỉ trở thành thời gian nghệ thuật khi nó trục tiếp tác động vào nhân vật, những biến động của tâm tư. Nó cùng với các yếu tố khác góp phần làm nối bật chủ đề tác phẩm.

Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tố chức dữ liệu. Nó có thế trùng khớp với “thời gian vật chất” nhưng cũng có thế biến dạng đế chuyến tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới về đời sống xã hội. Cả chiều dài, quy mô hướng vận động của thời gian trong tác phấm nghệ thuật đều phụ thuộc vào nhận thức của nghệ sĩ. Nó thoát khỏi sự vận động một chiều của ”thời gian tự nhiên khách quan” (đo bàng lịch và đồng hồ). Nghệ sĩ có thế chọn điểm nhìn bắt đầu và kết thúc, có thể đảo ngược từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ, hoặc có thế đồng hiện cho ta thấy một lúc cái hôm qua, ngày mai, trong ngày hôm nay. Tác giả cũng có thế để thời gian nhanh hay chậm, có khi thời gian kéo dài dằng dặc như ngàn năm cũng có thế thấy tháng năm như chốc lát hoặc có thế dồn nén trăm năm, nghìn năm vào một giờ đế cho thấy các cuộc vận động chậm chạp mà đời người không thế cảm nhận được.

Trong tác phẩm văn học, thời gian được biếu hiện bằng nhiều phương tiện, đó là các trạng từ chỉ thòi gian: “Ngày xửa ngày xưa”, “ngày xưa”, “ngày ấy”, “cách không lâu”... Đó là các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian. Thời gian còn được chỉ bằng các dấu hiệu tuổi trẻ, xuân, hạ, thu, đông, hoa mai nở... song điều quan trọng không chỉ là cách biếu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiếu thời gian của tác giả.

2.2. Thời gian nghệ thuật trong c ố đô

Thời gian nghệ thuật trong tác phấm của Y. Kawabata cũng là một trong những yếu tố nghệ thuật độc đáo giúp ông làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Ngôn ngữ truyện điềm đạm, dịu dàng, sâu lắng, trong sáng, ngắn

gọn, cách sử dụng thi pháp Chân không đặc trưng (tạo ra khoảng trống đế người đọc suy nghĩ nhận thức) đã thu hút được độc giả đến với tác phấm. c ố đô mang cốt truyện đơn giản nhưng nó thế hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata. Song điều làm nên thành công của tác phấm không chỉ dừng lại ở đó mà còn thế hiện ở cách xây dựng thời gian nghệ thuật mang đậm phong cách riêng của nhà văn.

Trong Cố đô có hai kiếu thời gian chính đó là: Thời gian tự nhiên (thời gian lễ tiết và thời gian được tính theo m ùa...) và thời gian tâm lý. Sau đây là bảng khảo sát các kiểu thời gian trong tiểu thuyết c ố đô:

Các kiếu thòi gian Sô lân xuât hiện và tỷ lệ phân trăm

1. Thời gian tự nhiên

a. Thời gian của lễ tiết và thời gian thực

b. Thời gian của các mùa * Mùa xuân

* Mùa thu muộn * Mùa đông

2. Thời gian tâm lý

4 lần (30,77%)

2 lần (15,39%) 1 lần (7,69%) 1 lần (7,69%) 5 lần (38,46%)

Qua việc khảo sát tác phấm cho ta thấy thời gian tâm lý chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các kiếu thời gian trong c ố đô. Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu từng kiểu thời gian trong tác phấm đế thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

2.2.1. Thòi gian tự nhiên

Đây là dòng thời gian diễn ra ngay tại thời điếm nhân vật đang sống và hoạt động “gắn với tiến trình cuộc đời nhân vật hòa trộn thời gian sự kiện với thời gian sinh hoạt tới mức thành một sự kiện thống nhất không thế chia

tách”. Nó là thời gian tự nhiên khách quan vận động, trôi chảy theo quy luật tuần tự, tuyến tính. Trong một ngày thời gian được đánh dấu bằng các thời điếm: sớm, trưa, chiều, tối. Trong một năm là sự tiếp nối của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, trong một đời người được đánh dấu bằng: tuối trẻ, tuôi già... Trong mỗi tác phấm của Y. Kavvabata thời gian nghệ thuật được xây dựng khác nhau nhưng đều thế hiện quan điếm của tác giả đó là hướng về quá khứ đế tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị lãng quên.

Tuy nhiên kiếu thời gian tiêu biếu nhất được Y. Kawabata xây dựng trong Cố đô là kiếu thời gian được tính theo mùa. Cảm nhận và kế thừa những giá trị sâu sắc của văn chương cổ điển, tác phấm của Y. Kawabata có âm hưởng riêng với dòng thời gian luân chuyển theo mùa. Trong văn học truyền thống phương Đông, cảm thức mùa là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt với thơ Haiku Nhật Bản và thơ Đường Trung Quốc. Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa thu, tuyết mùa đông. Trong tác phấm của Y. Kawabata, dù thời gian cốt truyện chỉ là một ngày hay kéo dài cả năm, cảm thức mùa mà chúng tôi nhận thấy không chỉ là việc nhắc đến mùa trong sự luân chuyến của thời gian kế chuyện mà chính là biếu tượng mùa thông qua các sự vật, hiện tượng, các sự việc.

Bối cảnh thời gian trong Co đô kéo dài từ mùa xuân với lễ hội tôn giáo ở Kyoto đến mùa đông băng tuyết. Suốt cả bốn mùa, những cành cây thông liễu luôn vút thang khoe màu sắc non xanh cùng thiên nhiên. Những vòm lá ngọn cây thông liễu được Kawabata ví như hoa mùa đông.

2.2.7./. Thời gian của lễ tiết và thời gian thực

Lễ tiết gắn liền với khái niệm thời lịch, thời tiết, thời vụ, phản ánh ý niệm của mỗi dân tộc về những phân đoạn thời gian đó. Và vì thế lễ tiết phần nào trở thành bộ phận của ý thức hệ dân tộc, thế hiện bản sắc dân tộc sâu đậm. Đối với người dân Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tháng

Giêng và cả mùa xuân đượm màu lễ hội. Tiếng pháo giao thừa vừa dứt, những lời chúc Tết vừa mới qua đi thì người ta cũng bắt tay vào bao dịp tiếp tới. Mùa xuân đem tới cho người dân ở đây một năm mới với bao hy vọng vào mùa bội thu sắp tới. Các lễ tiết mùa xuân mang đậm nét hội mùa. Ngay cả việc du xuân cũng không ngoài ý nghĩa đó. Ớ Nhật Bản còn có lễ hội ngắm hoa anh đào, hàng năm được tố chức rất lớn. Người dân Nhật Bản đi ngắm hoa rất đông, bởi ở Nhật Bản có mùa hoa anh đào nở đẹp nhất trên thế giới. Mọi người ở các quốc gia lân cận luôn ao ước sẽ được đến Nhật Bản đế được ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào.

Thời gian tự nhiên gắn với những thời điểm cụ thể là ngày, giờ, phút. Thời gian này tuy không đóng vai trò chủ đạo, song nó có vị trí quan trọng trong tác phấm. Nó cho thấy trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật tác giả luôn tôn trọng thời gian, tuân theo quy luật khách quan đồng thời nhấn mạnh được dụng ý nghệ thuật của mình. Những từ ngữ chỉ thời gian như: ngay từ sáng, xế trưa, vào lúc nửa đêm, năm nay, năm vừa rồi, năm gần đây, từ mùa xuân năm ngoái đến hết mùa xuân năm nay, về mùa đông, “Hội đệ tử chùa Yaxaka rất lớn. Nó còn tiếp tục cử hành lễ Ghion cả sau cuộc rước kiệu ngày mười bảy tháng bảy”, “tháng mười chỉ mới bắt đầu mà nước sông trong vùng núi đã lạnh buốt”, “Việc chuấn bị đón năm mói ở Kyoto bắt đầu từ ngày mười ba tháng chạp”, “chùa Heian Dgingu được xây năm 1895 nhân kỷ niệm lần thứ một ngàn một trăm việc thiên đô về Kyoto”.

Thời gian lễ tiết ở c ố đô được thế hiện ở các thời điếm khác nhau, vẻ đẹp của chùa chiền, ni viện, thành phố, căn nhà hay thời gian tâm lý của nhân vật... được nói tới ở các thời điểm khác nhau. Đe hiếu rõ hơn về thời gian lễ tiết được tính theo mùa như thế nào và nét đặc sắc của thời gian Nhật Bản đặc trung và khác nhau so với thời gian Việt Nam như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu thời gian theo mùa ở c ố đô. Trong c ố đô Y. Kawabata đã miêu tả ba mùa: mùa xuân, mùa đông và mùa thu.

2.2.1.2. Thời gian của các mùa a. Mùa xuân

Mùa xuân ở c ố đô xuất hiện với hàng loạt những hình ảnh đẹp với thiên nhiên, cây cỏ: những đóa hoa tím nhỏ bé, cây phong già, loài dế rúc hoa anh đào... “Trong khu vườn nhỏ bé cây phong hóa ra đồ sộ, thân nó to ngang hơn chính Cheiko nhiều lắm. Nhưng lẽ nào có thế đem cái thân cây đầy rêu, phủ lớp vỏ chai sần, nứt nẻ sánh với thân hình con gái của Chieko...” hay những cành hoa nhỏ bé “Dưới gốc thân cây đột ngột uốn cong một chút là hai hốc lõm con con, nơi những cây hoa tím mọc. Cứ xuân sang chúng lại trố hoa. Trong chừng mực mà Chieko còn nhớ được thì trên thân cây vốn bao giờ cũng có hai khóm hoa”. Tiếu thuyết thế kỉ XX không còn kiếu nhân vật với cả một cuộc đời được kế lại toàn bộ trên trang sách. Chúng ta chỉ còn thấy một lát cắt của đời sống với những sự kiện diễn ra đôi khi không theo trình tự logic của thời gian tuyến tính. Vì vậy không hề ngạc nhiên khi Kawabata đột ngột đế người đọc thấy Chieko đang bần thần trước hai bông hoa tím đang nở hoa mà không giới thiệu lai lịch nhân vật. Từ những bông hoa mùa xuân, dòng tâm tư của Chieko đã dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của c ố đô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuân đến, giữa cảnh sắc thiên nhiên và ngàn hoa rực rờ, Chieko lại chú ý nhiều nhất đến hai bông hai tím nở trên thân cây phong- nơi ấn giấu sức mạnh lớn lao và không thế dừng được dòng suy nghĩ ví mình như một trong hai bông hoa ấy. Hai bông hoa nở cùng một lúc nhưng ở hai vị trí khuất nhau, vì vậy tuy ở gần nhau nhưng cả hai đều không biết đến sự tồn tại của nhau. Hình ảnh hai bông hoa tím ở c ố đô được nhắc đến bốn lần. Lần thứ nhất là ở đầu câu chuyện, khi Chieko miên man nghĩ về thân phận của mình. Lần thứ hai, Chieko đang ở cửa hiệu của gia đình khi nhà đang có khách, cô vô tình nhìn ra cây phong nơi có hai bông hoa tím. Lần thứ ba là sau khi Chieko gặp Naeko ở dịp lễ Ghion. Cuộc gặp gỡ bất ngờ đã tác động mạnh mẽ đến tâm trí Chieko và trong đêm tối, hai khóm hoa tím dưới ánh sáng của cây đèn Cơ đốc

ngoài vườn đã khiến Chieko đến với những dòng liên tưởng miên man. Lần thứ tư là ở gần cuối câu chuyện, khi Chieko tiếp Xinichi và Riuxuke tới nhà chơi. Hai bông hoa nhỏ bé mỗi khi Chieko nhìn thấy đều gợi cho cô liên tưởng miên man về quan hệ giữa con người và con người. Hai bông hoa tím xinh xắn có vẻ đẹp tự thân, thế hiện cái đẹp theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Nhật Bản. Do nhạy cảm, đối với Chieko, giữa ngàn hoa rực rỡ, sự tồn tại của hai bông hoa tím như một tín hiệu riêng nói về bản thân cô. Thường trục trong nội tâm của Chieko là những hình ảnh về gia đình thân thiết: Một gia đình đã nuôi Chieko khôn lớn, trưởng thành; một gia đình đẫ sinh thành ra cô. Chieko tự cho mình giống như loài hoa tím phải sống nương náu trên thân cây phong. Trong tương quan với những lời Naeko nói, sự so sánh ấy tương ứng với một loài cây tự mọc và một loại cây phải sống nhờ. Hai bông hoa tím luôn gợi cho Chieko nhớ về Naeko. Suy nghĩ về Naeko luôn dạt dào, thậm chí hiện rất rõ trong giấc mơ và làm Chieko thảng thốt. Hai bông hoa tím đóng vai trò như vật trung gian môi giới gợi lên trong Chieko hình ảnh của Naeko. Chieko đem so sánh cô và Naeko “cũng do tiền định mà không gặp được nhau”. Xao xuyến trước cái đẹp hữu hạn, Chieko chỉ từ hai bông hoa mà liên tưởng rất nhiều. Thậm chí, Chieko còn ví khoảng cách của chúng với khoảng cách của một đôi tình nhân do tiền định mà không thế đến được với nhau. Đó là Hideo và Naeko hay Chieko và Riuxuke?

Hay hình ảnh loài dế rúc mà Chieko nuôi: “Bây giò’ đang xuân chưa phải là mùa thu lúc lũ dế bắt đầu rúc, song những cây hoa tím không vô cớ nhắc nàng nhớ đến lũ dế. Chính Chieko đã bỏ lũ dế vào cái hũ tối tăm, chật chội kia, còn những cây hoa tím, sao chúng có thế lâm vào chốn quá ư bất tiện cho chúng vậy? Tuy nhiên, hôm nay mấy cây hoa tím lại nở, rồi lũ dế mới sẽ sinh trưởng và sẽ rúc”. Mùa xuân ở c ố đô còn đặc trưng bởi vẻ đẹp của hoa anh đào nở rộ, đặc biệt là hoa anh đào đang kì nở rộ ở chùa Heian Dgingu “Cố đô có nhiều loài hoa riêng chỉ có anh đào đủ thủ thỉ cùng ta: đấy mới đích xuân

sang” hay vẻ đẹp kì diệu thu hút lòng người “Những đóa hoa sắc hồng đẹp lạ lùng khiến tâm hồn nàng tràn đầy niềm rạo rục thiêng liêng...” vẻ đẹp ấy khiến Cheko phải thầm thì không thành tiếng: “Ôi , vậy là cả năm nay nữa ta đã gặp gờ mùa xuân”

Vào tiết xuân, rặng Đông Sơn khoác trên mình màu xanh mơn mởn còn khi trời quang mây tạnh thì có thế thấy rõ cây cối tận trên núi Hiay... lúc rặng thông liễu đâm chồi...Và rồi mùa xuân cũng qua nhanh khiến cho con người cảm thấy vô cùng tiếc nuối: “Mùa xuân qua nhanh quá. Chúng tôi không kịp cả việc ngắm hoa anh đào cho đến nơi đến chốn” (Xoxuke nói với Takichiro).

b. Mùa thu muôn

Đế nhận biết được thời gian đã vào cuối thu: “Vậy là ở Kyoto người ta đã hối hả sửa soạn cho ngày tết đầu năm”. Thời tiết thất thường: “Trời đang trong trẻo bỗng nhiên sa suống trận mưa phùn, mà những hạt mưa thì lấp lánh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của yasunary kawabata (Trang 37)